Hành rớt giá, nông dân gặp khó

Hiện nay, nhiều nông dân Thanh Bình (Đồng Tháp) bước vào thu hoạch hành trắng. Nhưng vụ này, cây hành lại rớt giá mạnh khiến nông dân điêu đứng.
Sau khi thu hoạch 3 công hành đỏ, đạt lợi nhuận hơn 30 triệu đồng, anh Nguyễn Minh Phụng ở ấp Nam, xã Tân Thạnh phấn khởi tiếp tục đầu tư trồng 11 công hành trắng, tăng 8 công so với vụ rồi. Hiện diện tích này đã quá ngày thu hoạch hơn nửa tháng, nhưng đến nay vẫn chưa tiêu thụ được do hành rớt giá chỉ còn 2.000 đồng/kg, giảm 6.000 đồng so với vụ nùa trước và giảm hơn 20.000 đồng/kg so với vụ đông xuân.
Theo tính toán của anh Phụng, với mức giá này anh phải lỗ hơn 70 triệu đồng cho ruộng hành của mình. Bán không được, nên ruộng hành của anh bị còi cọc vì quá lứa, đang chờ ngày nhổ bỏ để canh tác hoa màu khác. Đây là tình trạng chung của nhiều nông dân trồng hành ở các xã trong huyện.
Theo Hội Nông dân huyện Thanh Bình, diện tích trồng hành vụ thu đông lên đến 100ha, tăng 40ha so với cùng kỳ năm trước, tập trung nhiều ở 5 xã cù lao: Tân Hòa, Tân Huề, Tân Quới, Tân Bình, Tân Long. Nguyên nhân khiến giá hành xuống thấp là do người dân trong và ngoài huyện trồng tự phát và chưa nắm được nhu cầu thị trường.
Cung vượt quá cầu đã khiến người nông dân phải gánh thiệt hại lớn. Để hạn chế tình trạng trên, thời gian tới, Hội sẽ cùng cơ quan chức năng tăng cường hợp tác tiêu thụ nông sản với các siêu thị, trong đó có TP.Hồ Chí Minh.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 10/6, Chi cục thủy sản Ninh Bình đã tổ chức đoàn đi kiểm tra tiến độ thực hiện dự án “Hỗ trợ sản xuất giống cua năm 2014” tại huyện Kim Sơn, cùng đi có các đồng chí lãnh đạo huyện Kim Sơn và các hộ thực hiện dự án tại các xã của huyện Kim Sơn.

Trong đó, sản lượng thủy sản khai thác đạt hơn 145 nghìn tấn, tăng 3,46% so cùng kỳ. Sản lượng nuôi trồng đạt khoảng 6,7 nghìn tấn, tăng 4,26% so cùng kỳ. Ước 6 tháng giá trị sản xuất ngư nghiệp của địa phương này đạt khoảng 1.275 tỷ đồng, đạt 46% kế hoạch, tăng 4,91%.

Những năm gần đây, nghề nuôi cá lồng trên sông ở tỉnh Phú Thọ đã và đang phát triển mạnh. Tuy nhiên, Chi cục Thủy sản tỉnh Phú Thọ cho rằng, sự phát triển của nghề nuôi cá lồng trên sông sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển thủy sản chung, nhất là việc phòng, chống dịch bệnh cho cá, vấn đề môi trường.

Ngày 12-6, ông Nguyễn Ngọc Thụ, Phó Chủ tịch UBND huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) cho biết, mặc dù 10 ngày qua địa phương cùng với Sở Nông nghiệp và PTNT đã tập trung chỉ đạo các đơn vị chức năng hỗ trợ người dân dập dịch cho tôm nuôi ở các xã Hàm Ninh, Võ Ninh và Hải Ninh nhưng tính đến chiều 12-6 đã có hơn 4ha tôm bị mất trắng.

Đặc thù của Bạc Liêu là phân chia ra hai vùng sản xuất Bắc và Nam Quốc lộ 1A, đó là vùng nuôi tôm và trồng lúa. Những năm gần đây, nước mặn xâm nhập đã làm ảnh hưởng đến diện tích sản xuất lúa. Để điều tiết nước hài hòa, vừa bảo vệ lúa nhưng đảm bảo nước mặn nuôi tôm, năm 2014, ngành Thủy lợi tỉnh đã đưa ra nhiều giải pháp điều tiết nước.