Hành Động Vì Ngành Cà Phê Bền Vững

Ban Điều phối Ngành hàng cà phê Việt Nam (VCCB) sẽ tổ chức Diễn đàn đối thoại và triển vọng ngành cà phê Việt Nam 2014 tại TP Hồ Chí Minh ngày 1/12.
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh, Trưởng ban VCCB chủ trì.
Trong nhiều năm qua, cà phê vẫn luôn là ngành nông sản chiến lược của Việt Nam. Niên vụ 2013 – 2014, SX và XK cà phê tiếp tục tăng nhẹ, ước tính SX đạt khoảng 1,74 triệu tấn.
Thời điểm này cũng chứng kiến sự đột phá trong đổi mới tổ chức ngành hàng với sự ra đời của Ban Điều phối ngành hàng cà phê Việt Nam. Nhiệm vụ chính của Ban này là hỗ trợ Bộ NN-PTNT trong nghiên cứu và đề xuất chính sách, điều phối việc thực hiện chiến lược, quy hoạch, thông tin và đối thoại, xúc tiến thương mại…
Đây là Ban điều phối nông sản đầu tiên của Việt Nam có sự tham gia đại diện của cả khối công và tư (đặc biệt là có đại diện của người trồng cà phê và các DN trong và ngoài nước), khẳng định sự ủng hộ và cam kết mạnh mẽ của ngành nông nghiệp trong việc tăng cường hợp tác công tư, nâng cao giá trị của nông sản Việt Nam.
Đây cũng là một bước đổi mới đột phá về thể chế ngành hàng nông sản khi lần đầu tiên tất cả các tác nhân trong một ngành hàng đều có tiếng nói đại diện và công bằng trong việc quản lý và điều phối ngành cà phê để cùng ra quyết định và hành động vì ngành cà phê bền vững.
Ngay sau diễn đàn, VCCB sẽ tiến hành cuộc họp lần thứ 2 với các nội dung: Báo cáo cập nhật hoạt động và Đề xuất kế hoạch năm 2015 của Ban điều phối cùng thảo luận về các vấn đề như tiếp cận tín dụng, Biến đổi khí hậu và Phát triển bền vững, các vấn đề về tổ chức, thể chế Ban…
Nguồn bài viết: http://nongnghiep.vn/hanh-dong-vi-nganh-ca-phe-ben-vung-post135069.html
Có thể bạn quan tâm

Vụ ĐX 2014 - 2015, Trung tâm KN-KN Quảng Nam phối hợp với Cty TNHH Hạt giống CP Việt Nam và Trạm KN-KN huyện Nông Sơn triển khai mô hình trình diễn giống ngô lai CP 888 và CP 333.

Nhằm tìm các giống mì mới phù hợp với đất đai, thời tiết tại địa phương, cho năng suất cao. Trong năm 2015, ngành Nông nghiệp huyện Krông Pa (Gia Lai) đã chọn giống mì mới KM419 đưa vào trồng thử nghiệm tại 4 xã, thị trấn, gồm: Ia Mlah, Phú Cần, Chư Drăng và thị trấn Phú Túc.

Cách đây 5 năm, mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” ra đời ở ĐBSCL. Đến nay mô hình này lan tỏa ra nhiều địa phương và người ta chỉ còn gọi là “Cánh đồng lớn” vì đã qua giai đoạn làm “mẫu” 5 năm nhìn lại, mô hình này đã phơi bày nhiều trở ngại thách thức song cũng không thiếu điểm sáng.
Cây bắp lai giờ đây đã không còn xa lạ với người dân miền núi. Cây trồng này đã góp phần giúp người dân vùng cao “xóa sổ” nhiều vùng đất bỏ hoang, thay cho diện tích đất lúa kém hiệu quả, tăng thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích.

Theo số liệu của ngành nông nghiệp Sóc Trăng, diện tích trồng mía trong tỉnh giảm dần từ 13.000 ha năm 2013 xuống còn 11.500 ha năm 2014. Nguyên nhân chính là do giá mía xuống thấp, nông dân chuyển từ mía sang trồng các loại cây khác.