Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hàng trăm hộ nuôi tôm gặp khó do mất mùa

Hàng trăm hộ nuôi tôm gặp khó do mất mùa
Ngày đăng: 08/08/2015

Toàn tỉnh hiện có tới 290.000 ha đất nuôi tôm; trong đó, 9.000 ha nuôi công nghiệp, còn lại là nuôi quảng canh cải tiến. Hình thức nuôi quảng canh cải tiến được nhiều hộ lựa chọn bởi cho thu nhập bền vững. Tình trạng tôm nuôi mất mùa ngay từ vụ đầu là chưa từng xảy ra ở tỉnh Cà Mau.

Theo bà con, các vụ tôm sú quảng canh cải tiến trước đây chỉ thả nuôi 60 ngày sau là bắt đầu cho thu hoạch. Thu nhập ít nhất là 500.000 đồng/ngày/hộ, nhưng năm nay, gần như mất trắng.

Ông Trần Văn Giang, nông dân nuôi tôm xã Tân Hưng, huyện Cái Nước cho biết, thời gian này năm trước, hộ ông thu nhập trên 100 triệu đồng nhưng năm nay, hơn hai tháng qua, gia đình không thu hoạch được con tôm nào.

Theo ông Nguyễn Thành Tâm, nông dân nuôi tôm xã Khánh Tiến, huyện U Minh, từ trước đến nay, bà con không nuôi tôm công nghiệp bởi đầu tư lớn, rủi ro cao.

Ông Lý Văn Thuận, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến thủy sản tỉnh Cà Mau cho biết, sản lượng tôm nuôi năm nay giảm 15% so với cùng kỳ. Nếu nuôi tôm theo hình thức công nghiệp, chuyện được mùa, thất mùa là thường thấy. Tuy nhiên, nuôi quảng canh cải tiến thì việc mất mùa như năm nay là hiếm thấy. Hiện cũng chưa tìm được nguyên nhân của tình trạng này, trong khi đó, cuộc sống của bà con nuôi tôm gặp nhiều khó khăn.

Không những vậy, từ đầu năm đến nay, giá tôm giảm liên tục. Hiện trên thị trường tôm loại 20 con/kg giá 190.000 đồng/kg, giảm 60.000 đồng/kg so với cùng kỳ. Tôm loại 30 con/kg giá 150.000 đồng/kg, giảm 60.000 đồng/kg so với cùng kỳ. Theo các cơ quan chức năng, giá tôm giảm do thị trường xuất khẩu đang gặp khó khăn nên đã chủ động giảm chế biến tránh hàng tồn kho, nhà máy buộc phải hạ giá mua tôm nguyên liệu.

Tuy nhiên, theo dự báo, tình hình xuất khẩu thủy sản từ nay đến cuối năm sẽ khả quan do Việt Nam vừa ký kết được các hiệp định thương mại với các thị trường lớn; trong đó có Hàn Quốc, Liên minh Á - Âu, cùng với việc giữ ổn định thị trường truyền thống.


Có thể bạn quan tâm

Đề xuất các cơ chế, chính sách thúc đẩy tiêu thụ nông sản Đề xuất các cơ chế, chính sách thúc đẩy tiêu thụ nông sản

Tại nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8.2015 vừa ban hành, Chính phủ yêu cầu Bộ NNPTNT tập trung chỉ đạo các địa phương triển khai có hiệu quả đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Bộ NNPTNT phải phối hợp với Bộ Công Thương đề xuất các cơ chế, chính sách tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. 

14/09/2015
CXT 30 chinh phục đất bạc màu CXT 30 chinh phục đất bạc màu

CXT 30 không những sống được ở vùng đất bạc màu mà còn tỏ ra vượt trội hơn các giống khác, ít bị sâu bệnh, tiết kiệm chi phí phân bón cũng như thuốc BVTV.

14/09/2015
Thành công nhờ liên kết trong sản xuất Thành công nhờ liên kết trong sản xuất

5 năm qua, hàng ngàn lượt hộ nông dân được vay vốn phát triển sản xuất, Khánh Hòa được đánh giá là một trong số ít tỉnh huy động và sử dụng vốn Quỹ HTND hiệu quả nhất nước.

14/09/2015
Người hồi sinh thung lũng Cọ Phiêng Dìa Người hồi sinh thung lũng Cọ Phiêng Dìa

Không chỉ hồi sinh thung lũng Cọ Phiêng Dìa hoang hóa, anh Lò Văn Nghĩ (bản Sẳng, xã Chiềng Xôm, thành phố Sơn La) còn trực tiếp hướng dẫn các hộ nghèo cách làm ăn bằng chính mô hình trang trại của mình.

14/09/2015
Lạ đời giống gà ta có lông mọc dưới chân Lạ đời giống gà ta có lông mọc dưới chân

Dù chỉ là giống gà ta bình thường chứ không phải loại quý hiếm như gà Tò "tiến vua" ở Quỳ Phụ (Thái Bình) nhưng cặp gà gồm 1 trống, 1 mái của bà Nguyễn Thị Nga (52 tuổi, ở thị trấn Trà Xuân, huyện Trà Bồng, Quảng Ngãi) vẫn có lông phủ từ khuỷu đến tận bàn chân.

14/09/2015