Hàng Thủy Sản Trong Nước Có Hay Không Việc Sử Dụng Chất Cấm?

Trong khi thủy sản xuất khẩu phải đáp ứng các rào cản khắt khe về an toàn vệ sinh thì thủy sản tiêu thụ trong nước lại gần như không bị ràng buộc rào cản nào.
Theo một thống kê từ Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc (FAO), trong sản lượng thủy sản khoảng 6 triệu tấn mỗi năm ở Việt Nam thì có đến 70% được tiêu thụ ở thị trường nội địa.
Trong những năm qua, mặt hàng thủy sản chế biến tiêu thụ nội địa đã đạt tốc độ tăng trưởng 10%/năm và sẽ ở mức gần 800.000 tấn trong năm tới. Nhưng sự tăng trưởng này lại đối nghịch với tình trạng thiếu kiểm soát, nếu không muốn nói là bỏ ngỏ chất lượng thủy sản tiêu thụ nội địa.
Người tiêu dùng thì không thể xác định chất lượng thủy sản. Người bán thì luôn khẳng định, họ không dính dáng đến sử dụng chất cấm trong thủy sản. Trong khi đó, từ khai thác, nuôi trồng đến khi đưa thủy sản ra thị trường lại qua nhiều khâu, nhiều chặng nên truy xuất nguồn gốc thủy sản là không làm được. Những điều này khiến chongười tiêu dùng chấp nhận sử dụng thủy sản mà không hề biết rõ chất lượng ở mức nào.
Có thể bạn quan tâm

Chỉ trong một năm, Việt Nam phải bỏ ra trên 5 tỉ USD để nhập khẩuthịt và nguyên liệu để sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản.

Ngày 23/6, ông Hoàng Trung, Phó cục trưởng Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) ký văn bản, yêu cầu hệ thống kiểm dịch thực vật (KDTV) miễn thu phí KDTV với những lô quả vải tươi xuất khẩu qua đường hàng không.

Theo VFA , trong tình hình khó khăn hiện nay, các cơ quan chức năng, doanh nghiệp và Hiệp hội đã nỗ lực nhằm tìm kiếm thị trường, tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu gạo.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) dự báo trong quý 3 và 4 năm 2015, nhu cầu nhập khẩu (NK) tôm ở Nhật Bản từ các nhà cung cấp trên thế giới có thể không cải thiện nhiều do nền kinh tế này vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn.

Theo Hiệp hội Chè Việt Nam, khả năng cung ứng nguyên liệu chè chỉ bằng ½ khả năng tiêu thụ trong chế biến, dẫn đến hiện tượng tranh mua làm giảm chất lượng nguyên liệu.