Hàng nông sản đặc biệt tại ngày hội thi đua của nhà nông

Sáng ngày 4.9, tại Hà Nội, Đại hội Thi đua yêu nước và biểu dương nông dân điển hình tiên tiến toàn quốc lần thứ IV, giai đoạn 2010-2015 do T.Ư Hội NDVN tổ chức đã diễn ra trọng thể tại Hà Nội. Ngoài nội dung chính, Đại hội lần này còn là dịp để giới thiệu, quảng bá hàng chục sản phẩm nông sản, thủ công mỹ nghệ nổi tiếng khắp các vùng miền.
Phóng viên Dân Việt đã ghi lại một số hình ảnh ấn tượng bên lề đại hội.
Bên lề Đại hội cũng trưng bày hàng chục sản phẩm nông sản, thủ công mỹ nghệ nổi tiếng các vùng miền thu hút được rất nhiều đại biểu ghé thăm.
300 đại biểu là cán bộ, hội viên, nông dân và 11 tập thể Hội ND các cấp điển hình tiên tiến có thành tích xuất sắc trong công tác Hội và phong trào nông dân đã về dự Đại hội “5 năm có một” này.
Các đại biểu nữ thích thú với sản phẩm vải tơ tằm – sản phẩm của bà Phan Thị Thuận ở huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Tôn vinh sản phẩm cà phê xuất khẩu...
...Hạt điều trứ danh...
...Các loại đồ uống nổi tiếng do nhà nông sản xuất
...Đặc sản chè Ô Long...
Đại biểu La Thị Sổ (48 tuổi) dân tộc Cao Lan ở xã Tân Hương, huyện Yên Bình, Yên Bái: "Lần đầu tiên có cơ hội được lên thủ đô thấy người đông quá, mình cảm thấy bỡ ngỡ lắm, nhưng gặp ai cũng niềm nở hiếu, hiếu khách nên cũng an tâm hơn". (ảnh: Bà Sổ đang trao đổi kinh nghiệm sản xuất, chăn nuôi tơ tằm với bà Phan Thị Thuận, chủ gian hàng trưng bày tơ tằm tại Đại hội).
Đang chăm chú theo dõi các đại biểu phát biểu tại Đại hội, bà Hoàng Thị Tởi (53 tuổi) ở Hà Gang cho biết: Xuống Hà Nội từ ngày 3.9, được Hội ND Việt Nam bố trí ăn, ở tiện nghi, sướng lắm. "Đây là lần thứ 2 tối xuống Hà Nội nhưng vẫn thấy thủ đô đẹp lắm, đẹp hơn núi đá quê tôi rất nhiều, mong là năm nào cũng được về đây nhận giải thưởng để gặp mọi người, trao đổi kinh nghiệm làm ăn" - bà Tởi tâm sự.
"Rất may mắn cho tôi vì được Hội Nông dân tỉnh chọn về Thủ đô nhận biểu dương, khen thưởng tại Đại hội thi đua yêu nước do Hội ND Việt Nam tổ chức. Bản thân tôi rất vinh dự và tự hào. Sau khi về quê, tôi sẽ cố gắng nhiều hơn nữa trong chăn nuôi cá, lợn, gà để năm sau lại được ra với Thủ đô lần nữa". Đại biểu Kiên Chăng ở Trà Vinh tâm sự.
Có thể bạn quan tâm

Huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang có diện tích trồng khoai mỡ gần 800 ha tập trung ở 2 xã Tân Hòa Đông, Thạnh Mỹ và một số xã khác, đất đai phần lớn bị nhiễm phèn, nên nông dân sau khi trồng khoai mỡ thường bỏ đất trống hay trồng cây khoai mì luân canh trong thời gian nước lũ về từ tháng 9 hàng năm. Mấy năm gần đây, mô hình trồng cây màu xen canh được bà con trong huyện chú trọng và nhiều loại cây màu bước đầu cho hiệu quả kinh tế khá cao, trong đó có cây đậu phộng.

Từ nguồn tin báo của quần chúng nhân dân, sáng 31/7, Đội Quản lý thị trường số 4 (Chi cục Quản lý thị trường Phú Yên) phối hợp cùng Công an huyện Tuy An bắt quả tang một vụ bơm bột rau câu vào tôm thương phẩm tại cơ sở mua bán thủy sản do bà Cao Thị Kim Phượng ở thôn Tân Long, xã An Cư, làm chủ.

Mấy ngày qua, người dân ở xã Thường Phước 1, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp bắt được loài cá “lạ”. Cá có thân hình giống loài cá lóc, có vẩy, đầu giống cá sấu, mỗi con dài khoảng 7 - 8 tấc, nặng khoảng 2,5 - 4kg.

Tỉnh Tiền Giang hiện có khoảng 5.350ha diện tích nuôi tôm nước lợ, đối tượng nuôi chủ yếu là tôm thẻ và tôm sú. Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng tăng, bệnh trên tôm diễn biến ngày càng phức tạp nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến nghề nuôi tôm trong tỉnh.

Huyện Quang Bình (Hà Giang) có trên 700ha diện tích mặt nước, gồm: Ao, hồ, sông, suối, thủy lợi, thủy điện... vì vậy rất thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản (NTTS). Để khai thác tiềm năng đó, những năm qua, nhân dân trong huyện đã đẩy mạnh phát triển NTTS; nhiều gia đình đã mạnh dạn mở rộng diện tích mặt nước để NTTS.