Hàng nghìn tấn vải thiều Hải Dương được tiêu thụ tại Hà Nội

Đó là kết quả của hội nghị kết nối tiêu thụ vải thiều giữa UBND tỉnh Hải Dương và UBND TP. Hà Nội được tổ chức cuối tuần qua.
Bà Lê Việt Nga chia sẻ, nhằm tìm giải pháp tiêu thụ vải thiều niên vụ 2015, cuối tuần qua, UBND tỉnh Hải Dương và UBND TP. Hà Nội đã tổ chức hội nghị kết nối tiêu thụ vải thiều. Kết quả, hàng nghìn tấn vải thiều đã được kết nối để đưa vào các kênh phân phối của Hà Nội. Ngoài hình thức phân phối qua siêu thị, Hà Nội còn cho phép thương nhân được bán vải thiều trên các khoảng đất trống đã được cấp phép.
Liên quan đến việc một số điểm bán vải tập trung sẽ ảnh hưởng đến tuyến phố văn minh của Hà Nội, bà Lê Việt Nga cho biết, 24 điểm bán vải thiều tại Hà Nội phần lớn sẽ được đặt tại Đông Anh và Hà Đông nên sẽ đảm bảo không ảnh hưởng đến vấn đề tuyến phố văn minh của Hà Nội. Hiện Sở Công Thương Hà Nội và Hải Dương sẽ cho phép một số xe đưa vải vào nội thành Hà Nội. Các xe này sẽ có biển số đàng hoàng và được cấp phép cẩn thận, đảm bảo không ảnh hưởng đến vấn đề giao thông và bộ mặt thủ đô.
Vụ vải 2015, Bộ Công Thương phối hợp tiêu thụ 90% sản lượng vải thiều của 2 tỉnh Hải Dương và Bắc Giang, tương đương hơn 200 nghìn tấn. Ngoài các hội nghị kết nối cung cầu đã được tổ chức tại nhiều địa phương suốt thời gian qua, ngày 10/6 tới, Bộ Công Thương sẽ chủ trì tổ chức hội nghị kết nối tiêu thụ vải thiều giữa Bắc Giang, Hải Dương với TP. Hồ Chí Minh – một trong những địa phương có tốc độ tiêu thụ vải thiều lớn nhất cả nước. Mục tiêu của hội nghị là các chợ đầu mối và hệ thống siêu thị của thành phố sẽ đón nhận vải thiều vào thị trường này. Kinh nghiệm vụ vải 2014 cho thấy, vải thiều được người tiêu dùng các địa phương miền Đông, miền Tây của TP. Hồ Chí Minh rất ưa chuộng.
Có thể bạn quan tâm

Trong 2 tháng qua, sản lượng cá điêu hồng nuôi bè tới lứa thu hoạch khá lớn nên giá cá liên tục tuột giảm. Hiện nay, thương lái tới tận bè thu mua với giá 33.000 - 34.000 đồng/kg, giảm hơn 10.000 đồng/kg so với thời điểm cuối tháng 7/2013. Với giá bán cá hiện nay, người nuôi đang ở ngưỡng hòa vốn và có nguy cơ thua lỗ nếu giá cá tiếp tục tuột giảm.

Vượt hơn 50km đường rừng, chúng tôi có mặt tại nhà ông Nguyễn Anh Đức, Chủ nhiệm Hợp tác xã Hợp Tiến, người đầu tiên mang cây thanh long ruột đỏ về trồng ở xã Quảng Sơn (Đắk Glong - Đắk Nông).

Hai năm trở lại đây, nuôi tôm thẻ chân trắng có nhiều thuận lợi về điều kiện môi trường nước, thời gian nuôi ngắn, giá tăng cao mang lại lợi nhuận đáng kể cho hầu hết người nuôi và hiện là đối tượng nuôi chủ lực của tỉnh. Thực tế đó cũng đã làm cho người dân trong vùng qui hoạch ngọt hóa “xé rào”, đã tự phát đào ao và khoan giếng nước mặn để nuôi tôm.

Với sự cần cù, hăng say lao động, anh Hoàng Công Mê Sang ở thôn Xuân Lâm, xã Hải Lâm (Hải Lăng - Quảng Trị) đã khai hoang vùng đất gò đồi để lập trang trại. Sau 5 năm miệt mài sản xuất, kiến thiết, trang trại của Sang đã hình thành.

Sáng 6-12, tại xã Vĩnh Yên, Sở NN và PTNT tỉnh Lào Cai và UBND huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã tổ chức công bố Quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) về chỉ dẫn địa lý đối với trâu của huyện Bảo Yên (Lào Cai).