Hàng nghìn tấn vải thiều Hải Dương được tiêu thụ tại Hà Nội

Đó là kết quả của hội nghị kết nối tiêu thụ vải thiều giữa UBND tỉnh Hải Dương và UBND TP. Hà Nội được tổ chức cuối tuần qua.
Bà Lê Việt Nga chia sẻ, nhằm tìm giải pháp tiêu thụ vải thiều niên vụ 2015, cuối tuần qua, UBND tỉnh Hải Dương và UBND TP. Hà Nội đã tổ chức hội nghị kết nối tiêu thụ vải thiều. Kết quả, hàng nghìn tấn vải thiều đã được kết nối để đưa vào các kênh phân phối của Hà Nội. Ngoài hình thức phân phối qua siêu thị, Hà Nội còn cho phép thương nhân được bán vải thiều trên các khoảng đất trống đã được cấp phép.
Liên quan đến việc một số điểm bán vải tập trung sẽ ảnh hưởng đến tuyến phố văn minh của Hà Nội, bà Lê Việt Nga cho biết, 24 điểm bán vải thiều tại Hà Nội phần lớn sẽ được đặt tại Đông Anh và Hà Đông nên sẽ đảm bảo không ảnh hưởng đến vấn đề tuyến phố văn minh của Hà Nội. Hiện Sở Công Thương Hà Nội và Hải Dương sẽ cho phép một số xe đưa vải vào nội thành Hà Nội. Các xe này sẽ có biển số đàng hoàng và được cấp phép cẩn thận, đảm bảo không ảnh hưởng đến vấn đề giao thông và bộ mặt thủ đô.
Vụ vải 2015, Bộ Công Thương phối hợp tiêu thụ 90% sản lượng vải thiều của 2 tỉnh Hải Dương và Bắc Giang, tương đương hơn 200 nghìn tấn. Ngoài các hội nghị kết nối cung cầu đã được tổ chức tại nhiều địa phương suốt thời gian qua, ngày 10/6 tới, Bộ Công Thương sẽ chủ trì tổ chức hội nghị kết nối tiêu thụ vải thiều giữa Bắc Giang, Hải Dương với TP. Hồ Chí Minh – một trong những địa phương có tốc độ tiêu thụ vải thiều lớn nhất cả nước. Mục tiêu của hội nghị là các chợ đầu mối và hệ thống siêu thị của thành phố sẽ đón nhận vải thiều vào thị trường này. Kinh nghiệm vụ vải 2014 cho thấy, vải thiều được người tiêu dùng các địa phương miền Đông, miền Tây của TP. Hồ Chí Minh rất ưa chuộng.
Có thể bạn quan tâm

Thôn Đồng Giàn, xã Đội Bình (Yên Sơn) là thôn thuần nông, có hơn 95% dân số là người dân tộc Cao Lan. Trước năm 1999, thôn có số hộ nghèo nhiều nhất xã với hơn 55% tổng số hộ. Hơn 10 năm qua, bà con đã đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đa ngành, đa nghề. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng lên.

Năm 2013, toàn huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) trồng được 111,27 ha ớt chỉ thiên xuất khẩu. Năng suất đạt 76 tạ một ha được tính là cao nhất từ trước đến nay. Sản lượng đạt 855,5 tấn, tăng gần gấp đôi so với năm 2012. Hiện nay trung bình mỗi kg ớt tươi được tư thương mua với giá 15 đến 20 ngàn đồng. Nhận thấy tiềm năng cây ớt xuất khẩu, huyện Chi Lăng đã xây dựng đề tài khoa học trồng và phát triển cây ớt tạo thành vùng hàng hóa.

Thượng Giáp là một trong 8 xã phía Bắc của huyện vùng cao Nà Hang, có thế mạnh về phát triển chăn nuôi đại gia súc. Tổng đàn trâu trong xã luôn duy trì từ 720 - 800 con; đàn bò từ 250 - 300 con, bình quân mỗi hộ dân trong xã nuôi từ 2 - 3 con trâu, bò.

Đó là 200 trụ tiêu giống Vĩnh Linh lá to, 3 năm tuổi của vợ chồng anh Nguyễn Văn Lợi - chị Thị Hồng ở ấp Đồi Đá, xã Lộc Khánh (Lộc Ninh - Bình Phước). Chị Hồng phấn khởi khoe với chúng tôi đến đầu tháng 4, gia đình chị đã thu hoạch được 1,2 tấn, nhưng cây vẫn còn xum xuê những chuỗi trái dài và chắc mẩy nhờ đủ nước. Chị ước đoán sẽ thu thêm 1 tấn nữa và trung bình mỗi trụ tiêu được 10kg.

Từ một thôn nghèo nhất xã, 3 năm trở lại đây, đời sống bà con thôn An Thịnh, xã Tân Thịnh (Chiêm Hóa) đã có những thay đổi rõ rệt nhờ đẩy mạnh thâm canh cây mía, mang lại hiệu quả kinh tế khá cao..