Hàng nghìn tấn vải thiều Hải Dương được tiêu thụ tại Hà Nội

Đó là kết quả của hội nghị kết nối tiêu thụ vải thiều giữa UBND tỉnh Hải Dương và UBND TP. Hà Nội được tổ chức cuối tuần qua.
Bà Lê Việt Nga chia sẻ, nhằm tìm giải pháp tiêu thụ vải thiều niên vụ 2015, cuối tuần qua, UBND tỉnh Hải Dương và UBND TP. Hà Nội đã tổ chức hội nghị kết nối tiêu thụ vải thiều. Kết quả, hàng nghìn tấn vải thiều đã được kết nối để đưa vào các kênh phân phối của Hà Nội. Ngoài hình thức phân phối qua siêu thị, Hà Nội còn cho phép thương nhân được bán vải thiều trên các khoảng đất trống đã được cấp phép.
Liên quan đến việc một số điểm bán vải tập trung sẽ ảnh hưởng đến tuyến phố văn minh của Hà Nội, bà Lê Việt Nga cho biết, 24 điểm bán vải thiều tại Hà Nội phần lớn sẽ được đặt tại Đông Anh và Hà Đông nên sẽ đảm bảo không ảnh hưởng đến vấn đề tuyến phố văn minh của Hà Nội. Hiện Sở Công Thương Hà Nội và Hải Dương sẽ cho phép một số xe đưa vải vào nội thành Hà Nội. Các xe này sẽ có biển số đàng hoàng và được cấp phép cẩn thận, đảm bảo không ảnh hưởng đến vấn đề giao thông và bộ mặt thủ đô.
Vụ vải 2015, Bộ Công Thương phối hợp tiêu thụ 90% sản lượng vải thiều của 2 tỉnh Hải Dương và Bắc Giang, tương đương hơn 200 nghìn tấn. Ngoài các hội nghị kết nối cung cầu đã được tổ chức tại nhiều địa phương suốt thời gian qua, ngày 10/6 tới, Bộ Công Thương sẽ chủ trì tổ chức hội nghị kết nối tiêu thụ vải thiều giữa Bắc Giang, Hải Dương với TP. Hồ Chí Minh – một trong những địa phương có tốc độ tiêu thụ vải thiều lớn nhất cả nước. Mục tiêu của hội nghị là các chợ đầu mối và hệ thống siêu thị của thành phố sẽ đón nhận vải thiều vào thị trường này. Kinh nghiệm vụ vải 2014 cho thấy, vải thiều được người tiêu dùng các địa phương miền Đông, miền Tây của TP. Hồ Chí Minh rất ưa chuộng.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2015, năng suất quả su su Sa Pa đạt khoảng 55 đến 58 tấn/ha, trong khi đó, năm 2014 năng suất đạt 60 tấn/ha.

Đó cũng là nhận định của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA). Bởi theo số liệu của Tổng cục Hải quan, đến nay, Việt Nam đã xuất khẩu (XK) khoảng 100 ngàn tấn tiêu, sản lượng hồ tiêu trong nông dân và doanh nghiệp cất trữ chỉ còn khoảng 30 ngàn tấn.
Sau hơn 2 năm đưa cây gừng lên với bà con nông dân huyện Pác Nặm (Bắc Kạn) theo Dự án 3PAD với mục tiêu thiết lập mô hình phát triển nông lâm nghiệp bền vững.

Hiện nay, nhu cầu rau an toàn (RAT) của người tiêu dùng rất lớn. Tuy nhiên, người trồng RAT trên địa bàn tỉnh Bình Dương đang gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề tiêu thụ, rất cần sự hỗ trợ từ phía ngành chức năng và chính quyền địa phương.

Sau khi thuế xuất khẩu mặt hàng sắn về 0% từ 5/9, mặt hàng này đã trở thành nông sản xuất khẩu có giá trị tăng mạnh nhất trong 9 tháng vừa qua.