Hàng ngàn hecta lúa bị thiệt hại do mưa lớn
Trong đó, có 4.084 ha lúa bị đổ ngã, tỉ lệ từ dưới 25 - 50%; 470 ha bị thiệt hại từ 50 - 75%. Lúa bị thiệt hại tập trung vào giai đoạn trổ chín đến thu hoạch.
Các địa phương có diện tích thiệt hại nghiêm trọng là các huyện Tam Nông, Cao Lãnh, Lấp Vò, Châu Thành... Đặc biệt, thiệt hại nghiêm trọng nhất, với trên 2.800 ha là huyện Tháp Mười.
Nhiều diện tích lúa đổ ngã do mưa to
Hiện nhiều diện tích lúa trên địa bàn huyện Tháp Mười chuẩn bị tới ngày thu hoạch bị đổ ngã, gây khó khăn cho việc thu hoạch. Mưa lớn liên tục, nhiều diện tích lúa đổ ngã bị ngập trong nước, ảnh hưởng đến chất lượng gạo.
Theo phản ánh của nông dân ở huyện Tháp Mười, việc tiêu thụ lúa hiện đang gặp nhiều khó khăn, giá lúa tươi giảm liên tục trong vòng 1 tháng qua. Nguyên nhân do tình hình xuất khẩu gạo gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp đang tạm ngừng mua hoặc mua lúa cầm chừng để chờ giá lên, dẫn đến việc thương lái kỳ kèo khi mua lúa của nông dân.
Đối với những diện tích lúa bị đỗ ngã chất lượng hạt gạo đã ảnh hưởng rất lớn đến giá lúa tiêu thụ.
Anh Lê Hoàng Ân xã Mỹ Quý, huyện Tháp Mười cho hay:
“Khoảng hơn nửa tháng trước, lúa Nàng Hoa 9 được thương lái mua với giá từ 5.400 - 5.500 đồng/kg lúa tươi. Tuy nhiên, càng gần tới thời điểm thu hoạch, giá lúa càng xuống thấp, nhất là vào những ngày gần đây.
Hiện tại, giá lúa Nàng Hoa 9 chỉ còn 4.700 đồng/kg, thấp hơn tháng trước 800 đồng/kg và thấp hơn cùng kỳ năm trước 1.000 đồng/kg. Với mức giá này thì trung bình mỗi công đất canh tác nông dân mất trắng gần 1 triệu đồng”.
Mặc dù giá lúa hiện tại xuống rất thấp, song tại các cánh đồng vẫn đang chờ thương lái đến ngã giá. Một số diện tích lúa kề ngày thu hoạch nhưng vẫn chưa bán được, nhiều nông dân rơi vào cảnh “đứng ngồi không yên”.
Ông Nguyễn Minh Hùng ngụ xã Mỹ Quý tâm sự:
“Lúa tới ngày thu hoạch mà ngã gần hết thì rất khó “kèo giá” với lái. Giờ lại không bán được, trữ lại thì sợ tiếp tục lỗ. Vụ thu đông năm nay chắc là khó có lãi vì giá lúa xuống quá thấp, thêm vào đó chi phí thu hoạch lại tăng cao. Thông thường đối với lúa đứng thì giá công cắt bằng máy khoảng 250.000 đồng/công, còn lúa đổ ngã, tùy mức độ phải từ 300.000 - 350.000 đồng/công”.
Ngoài ra, mưa lớn còn gây ngập úng trên 233 ha diện tích lúa thu đông muộn ở 2 huyện Tam Nông và Thanh Bình, giai đoạn mạ từ 1 - 7 ngày tuổi. Trong đó, có trên 133 ha bị thiệt hại nghiêm trọng từ 70 - 100%, nên nông dân phải gieo sạ lại.
Đến nay toàn tỉnh đã thu hoạch được 77.497 ha lúa thu đông, đạt trên 55% diện tích xuống giống, năng suất bình quân đạt 5,69 tấn/ha. Tuy nhiên, theo đánh giá, một số diện tích lúa thu đông bị ảnh hưởng do mưa to sẽ giảm năng suất cũng như phẩm chất gạo.
Có thể bạn quan tâm

Sáu tháng đầu năm 2014, sản lượng hải sản ngư dân tỉnh Quảng Nam đánh bắt được tăng so với cùng kỳ, trong đó nghề đánh bắt xa bờ cho sản lượng cao đã giúp ngư dân có thêm nguồn lực đầu tư bám biển.

Tổng kinh phí thực hiện dự án hơn 3,5 tỉ đồng. Trong đó, vốn sự nghiệp khoa học công nghệ hỗ trợ cho dân trên 157 triệu đồng, bao gồm 100% chi phí tiêm vắc-xin, 20% con giống và 1 cuộc tập huấn; còn lại là vốn đối ứng của dân hơn 3,36 tỉ đồng.

Tỉnh Bạc Liêu hiện có diện tích nuôi tôm gần 130 nghìn ha, lớn thứ hai ở đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL). Sản lượng tôm chất lượng cao của tỉnh đạt hơn 100 nghìn tấn/năm, chiếm gần một phần tư sản lượng tôm chất lượng cao của cả nước. Nuôi tôm đã và đang thật sự là thế mạnh kinh tế của địa phương.

Hơn 3 năm qua, trên địa bàn tỉnh Bến Tre không xảy ra dịch cúm gia cầm. Tuy nhiên đầu năm 2014, dịch bệnh xảy ra và bùng phát mạnh ở huyện Mỏ Cày Nam, đầu tiên là xã Cẩm Sơn sau đó là 3 xã An Thới, Định Thủy và An Định. Vì sao dịch bùng phát trở lại và ngành thú y đã làm gì để khống chế hiệu quả?

Thăm mô hình nuôi bò vỗ béo của gia đình anh Trương Văn Thơ ở tổ dân phố 3, thị trấn Đức Phổ (Đức Phổ), tận mắt chứng kiến sự chăm sóc tận tụy của anh, mới hiểu con bò bây giờ đã thực sự trở thành thứ tài sản quý giá với người nông dân.