Hàng Loạt Công Nhân Cao Su Bỏ Việc Ở Gia Lai

Gia Lai hiện có khoảng 120.000 ha cao su với hơn 40.000 cán bộ, công nhân, người lao động làm việc ở hơn 30 doanh nghiệp kinh doanh cao su.
Thời gian gần đây, giá mủ cao su giảm sâu (hiện tại chỉ còn 35,5 triệu đồng/tấn, lỗ 5 triệu đồng/tấn), theo đó nhiều doanh nghiệp và đời sống công nhân hết sức khó khăn. Từ mức lương 7-10 triệu đồng/tháng cho một công nhân cạo mủ, nay chỉ còn không quá 2,5 triệu đồng.
Trước tình hình trên, hàng loạt công nhân cao su phải bỏ việc, tìm công việc khác có thu nhập cao hơn để đảm bảo đời sống gia đình. Riêng tại Cty TNHH MTV Cao su Mang Yang (thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam), từ đầu năm đến nay đã có khoảng 400 công nhân nghỉ việc vì thu nhập thấp, vì bị cắt giảm một số chế độ khác như chế độ bảo hộ lao động.
Có thể bạn quan tâm

Một loại chế phẩm vi sinh mới dùng để xử lý phế thải hữu cơ thành phân bón hữu cơ đã được Viện Công nghệ môi trường (Viện KH - CN Việt Nam) đã nghiên cứu và sản xuất thành công

ĐBSCL đang u ám với mùa tôm năm 2012 bị dịch bệnh hoành hành gây thiệt hại lớn, PV Tiền Phong đi một vòng qua những nơi nuôi tôm nổi tiếng.

Nghề chăn nuôi heo đang đối mặt với nhiều rủi ro. Trong lúc khó khăn kéo dài, giá heo hơi tiếp tục lao dốc, người chăn nuôi đành chọn giải pháp giảm số lượng heo nhằm đảm bảo nguồn vốn...

Với 0,6 ha mặt nước nuôi cá giống và cá thịt, mỗi năm xuất bán hơn 24 tấn cá thương phẩm và hơn 2 triệu con cá giống, ông Hồ Bá Quang, ở tổ 18, phường Phú Bài, thị xã Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế đã trở thành triệu phú, với thu nhập hàng năm 700 triệu đồng

Trong những năm gần đây, tình trạng nông dân và doanh nghiệp phá vỡ hợp đồng sản xuất, tiêu thụ nông sản xảy ra phổ biến, trong đó người nông dân luôn chịu nhiều thiệt thòi. Bên cạnh đó, hầu hết nông dân phải bán đổ bán tháo lúa mới vừa gặt, thậm chí bán cả lúa non để trang trải nợ nần. Mô hình cánh đồng mẫu lớn là lời giải cho bài toán rối rắm này.