Hàn Quốc đứng đầu về nhập khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam

Tính đến ngày 15/9, xuất khẩu mực, bạch tuộc sang Hàn Quốc đạt giá trị 110,3 triệu USD, giảm 3,5% so với cùng kỳ năm 2014.
Riêng bạch tuộc đông lạnh Việt Nam chiếm 31% tỷ trọng nhập khẩu vào Hàn Quốc.
Trong nhóm hàng nhuyễn thể chân đầu, Hàn Quốc nhập khẩu nhiều nhất là bạch tuộc đông lạnh, tiếp đến là mực đông lạnh.
Trong khi nhập khẩu bạch tuộc đông lạnh tăng trưởng dương và đứng đầu trong nhóm hàng nhuyễn thể chân đầu thì bạch tuộc sống, tươi, ướp lạnh của Hàn Quốc lại đang có xu hướng sụt giảm.
Hàn Quốc nhập khẩu mực sống, tươi, ướp lạnh từ 2 nước là Nhật Bản và Thái Lan.
Trong khi đó nước này nhập khẩu mực đông lạnh từ gần 20 nước trên thế giới; trong đó nhập khẩu nhiều nhất từ Việt Nam.
Hàn Quốc cũng nhập khẩu bạch tuộc sống, tươi, ướp lạnh từ 4 nước gồm Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản và Việt Nam, nhưng Việt Nam là nước xuất khẩu ít nhất mặt hàng này vào thị trường Hàn Quốc.
Tính đến giữa tháng 9, Việt Nam đã xuất khẩu được 292,7 triệu USD mực, bạch tuộc.
Thị trường đứng thứ hai nhập khẩu các sản phẩm mực, bạch tuộc của Việt Nam là Nhật Bản với gần 71 triệu USD, chiếm 24,2% tỷ trọng. Tiếp theo là EU và ASEAN với tỷ trọng lần lượt là 13,8% và 13%.
Có thể bạn quan tâm

Giá các loại thịt vai, ba rọi cốt lếch, chân giò, sườn già của công ty Vissan, Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn và Liên Hiệp HTX Thương mại TP HCM – Saigon Co.op cũng giảm 2.000 đồng – 3.000 đồng/kg; hệ thống siêu thị BigC áp dụng giảm giá thêm đối với 2 mặt hàng là thịt đùi và thịt ba rọi heo 2.000 đồng – 3.000 đồng/kg.

Trong những năm gần đây mô hình ếch Thái kết hợp với nuôi cá được nhiều nông dân lựa chọn, đây là mô hình có khả năng làm giàu và giảm ô nhiễm môi trường do dư thừa thức ăn trong chăn nuôi ếch. Mô hình này tập trung nhiều ở các huyện Cao Lãnh, Tháp Mười và TP. Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp.

Với chủ trương đa dạng hóa cây trồng, những năm gần đây huyện Châu Phú (An Giang) đặc biệt quan tâm việc chuyển đổi các loại cây trồng kém hiệu qủa sang các loại cây trồng ứng dụng công nghệ cao, có hợp đồng bao tiêu sản phẩm.

Đến cuối tháng 8, diện tích cây ăn trái trong tỉnh Hậu Giang đã tăng hơn cùng kỳ năm trước gần 400ha và đang ở mức 29.204ha. Các cây trồng có xu hướng tăng diện tích là cam, quýt do người dân thấy gần đây giá cả có nhiều thuận lợi cho nhà vườn.

Để chuẩn bị cho mô hình này, từ năm 2013, Hội Nông dân phường Vĩnh Phú đã tổ chức nhiều lớp tập huấn và tham quan mô hình chăn nuôi thỏ công nghiệp tại TX.Bến Cát, TX.Tân Uyên cho 50 lượt hộ nông dân. Qua sàng lọc danh sách, phường đã chọn 6 hộ có hoàn cảnh khó khăn để hỗ trợ kỹ thuật, con giống thực hiện thí điểm.