Hạn Chế Tôm Càng Xanh Ăn Thịt Lẫn Nhau

Tôm càng xanh (TCX) có đặc điểm sinh học là lột xác nhiều lần trong chu kỳ sống để tăng trưởng và đặc tính hay ăn thịt lẫn nhau khi mới lột xác, ảnh hưởng tỷ lệ sống của tôm nuôi thương phẩm. Việc áp dụng tốt một số biện pháp trên vào quá trình nuôi TCX sẽ góp phần cho vụ nuôi hiệu quả hơn. Để giảm hiện tượng tôm ăn lẫn nhau, một số biện pháp khuyến cáo đưa ra như sau:
Do là loài ăn tạp thiên về động vật nên TCX đòi hỏi thức ăn có hàm lượng đạm cao và phù hợp từng giai đoạn phát triển. Trong giai đoạn ương, tôm giống còn nhỏ, nhu cầu dinh dưỡng cao. Ngoài thức ăn tự nhiên, sử dụng thức ăn công nghiệp (CN) có hàm lượng đạm từ 35 - 40%, cho ăn 3 – 4 lần/ngày.
Khi tôm lớn hơn 10 g/con, dùng thức ăn CN từ 20 – 30% đạm, cho ăn 2 – 3 lần/ngày, kết hợp luân phiên với thức ăn tươi sống. (Kỹ thuật nuôi TCX trong ruộng lúa, PGs. TS Dương Nhật Long, Khoa Thủy Sản, Trường Đại học Cần Thơ).
Khi cho tôm ăn thức ăn đầy đủ về số lượng và chất lượng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho tôm, chu kỳ lột xác tương đối đồng loạt, hạn chế hiện tượng ăn thịt lẫn nhau.
Trong quá trình nuôi, khi cho tôm ăn, nên rãi thức ăn đều khắp ao (ruộng nuôi), tránh hiện tượng tôm khi đói di chuyển kiếm mồi, ăn thịt con mới lột xác. Theo thực tế nuôi thử nghiệm, khi cho tôm ăn một chỗ, hiện tượng ăn thịt lẫn nhau nhiều hơn cho tôm ăn đều khắp ao.
Việc thả chà trong ao làm nơi trú ẩn cho tôm lột xác (sau 4 - 5 giờ vỏ tôm mới cứng hẳn), tăng tỷ lệ sống tôm nuôi do giảm hiện tượng ăn nhau. Chà được chất thành đống hay bó, số lượng bó chà tùy theo mật độ tôm thả nuôi và thường chất những nơi tôm tập trung lột xác như gần mé bờ, khu vực cấp nước. Nên ngâm chà tươi trước khi sử dụng và hạn chế dùng chà từ cây có tinh dầu (tràm, bạch đàn...), tránh ảnh hưởng xấu môi trường nước và tôm nuôi.
Ngoài ra, việc quản lý môi trường nuôi kết hợp chế độ thay nước chủ động theo chu kỳ lột xác của TCX, kích thích tôm lột xác đồng loạt cũng là biện pháp tăng tỷ lệ sống tôm nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Mực nước lũ ở khu vực ĐBSCL những năm gần đây luôn ở mức thấp, không đủ để tràn đồng, ảnh hưởng không nhỏ đến nghề nuôi tôm càng xanh của bà con nơi đây.

Mô hình nuôi tôm càng xanh trong ao tôm sú giúp người nuôi thủy sản đa dạng hóa đối tượng vật nuôi, cắt được mầm bệnh trong ao tôm sú, giảm rủi ro

Ương tôm càng xanh trong ao nổi lót bạt, điều chỉnh độ lợ của nước là cách giúp bà con nông dân có năng suất thu hoạch cao.

Qua tổng kết cho thấy mô hình đạt hiệu quả khá cao, năng suất đạt trung bình từ 200 – 250kg/ha, lợi nhuận từ 30 – 50 triệu đồng/ha.

Tôm càng xanh là đối tượng thủy sản nuôi không đem lại lợi nhuận cao như đối với tôm nuôi nước lợ, nhưng ít rủi ro dịch bệnh và có năng suất cao, hiệu quả