Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hạn Chế Thiệt Hại Tôm Nuôi Trước Những Cơn Mưa Trái Mùa

Hạn Chế Thiệt Hại Tôm Nuôi Trước Những Cơn Mưa Trái Mùa
Ngày đăng: 12/04/2012

Cơn mưa trái mùa do ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới trong những ngày gần đây đã khiến cho gần 16 hecta tôm nuôi thâm canh và bán thâm canh trên địa bàn tỉnh Tiền Giang bị thiệt hại. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do môi trường ao tôm bị biến động mạnh khiến tôm nuôi bị sốc, giảm sức đề kháng, mầm bệnh phát triển nhưng người nuôi tôm lại chưa có kế hoạch chủ động đối phó.

Nông dân đang kiểm tra môi trường nước.

Theo Chi cục Thủy sản tỉnh Tiền Giang, phèn, những chất dơ bẩn, cặn bã hữu cơ trên bờ ao thường được tích tụ suốt thời gian dài trong mùa nắng, khi có sự xuất hiện những cơn mưa trái mùa thì những chất có hại này sẽ theo nước mưa trôi xuống ao nuôi tôm. Điều này khiến cho môi trường ao tôm bị thay đổi đột ngột, độ mặn, nhiệt độ, hàm lượng ôxy hòa tan trong nước bị phân tầng. Đặc biệt, các yếu tố môi trường như pH, NH3, H2S sẽ biến động mạnh, làm tôm nuôi bị sốc, giảm sức đề kháng dẫn đến dễ bị bệnh, hoặc ít nhất gây ảnh hưởng đến năng suất tôm nuôi.

Tuy nhiên, những cơn mưa trái mùa thường xuất hiện đột ngột, không có dự báo trước nên người nuôi tôm thường không có sẵn các dụng cụ, hóa chất, chế phẩm sinh học... tại ao tôm, nên khi có các cơn mưa trái mùa xảy ra, người nuôi tôm không thể có đầy đủ dụng cụ, hóa chất để xử lý ngay các yếu tố bất lợi nêu trên. Do đó, để bảo đảm môi trường nước luôn ổn định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của tôm nuôi trước những cơn mưa trái vụ, người nuôi tôm cần phải chủ động dự trữ các loại vôi, hóa chất, chế phẩm sinh học, men vi sinh dùng để xử lý môi trường nước. Đồng thời, người nuôi tôm cần bón vôi xung quanh bờ ao và xả bỏ nước tầng mặt trong những cơn mưa lớn, tăng cường chạy quạt để tránh sự phân tầng nước.

Đồng thời, người nuôi tôm nên thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường nước ao tôm và biểu hiện hoạt động của tôm nuôi. Nếu không thực sự cần thiết, người nuôi tôm không nên sử dụng trực tiếp nguồn nước ngoài sông, rạch đưa vào ao nuôi tôm, mà cần lấy nước qua ao lắng và xử lý nước trước khi bơm vào ao nuôi tôm. Khi có những hiện tượng bất thường, người nuôi tôm nên liên hệ với cán bộ khuyến nông cơ sở để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh thiệt hại; quan tâm theo dõi những bản tin dự báo thời tiết của Trung tâm Khí tượng thủy văn, từ đó chủ động hơn trong việc ứng phó với những cơn mưa trái mùa; cần bổ sung men tiêu hóa, khoáng chất trong khẩu phần thức ăn tôm nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật để giúp tôm nuôi tăng sức đề kháng, chống chịu lại điều kiện thời tiết bất thường. Việc thường xuyên kiểm tra ao, đầm nuôi sẽ kịp thời phát hiện những diễn biến mầm bệnh xảy ra, nhất là vào những ngày mưa to kéo dài, nhiệt độ tăng cao.

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia, trong tháng 4/2012 sẽ tiếp tục có những cơn mưa trái mùa hay chuyển mùa gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, đặc biệt đối với bà con nuôi tôm. Do đó, ngay từ bây giờ người nuôi tôm cần chủ động có những giải pháp phòng tránh thiệt hại do những cơn mưa trái mùa gây ra, góp phần đem lại mùa tôm bội thu.

Có thể bạn quan tâm

Bến Tre Điều Chỉnh Qui Hoạch Nuôi Tôm Chân Trắng Bến Tre Điều Chỉnh Qui Hoạch Nuôi Tôm Chân Trắng

Tình trạng nuôi TCT tràn lan, trong vùng ngọt hóa ngày càng gia tăng, chưa có giải pháp ngăn chặn kịp thời. Để giải quyết bài toán khó này, UBND tỉnh Bến Tre vừa phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chi tiết nuôi TCT trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

07/07/2014
Gia Bình (Bắc Ninh) Trồng Thêm 8ha Măng Tây Xanh Gia Bình (Bắc Ninh) Trồng Thêm 8ha Măng Tây Xanh

Cùng với sự hỗ trợ về vốn, kiến thức khoa học kỹ thuật và bao tiêu đầu ra cho sản phẩm măng tây xanh, huyện Gia Bình tích cực tạo điều kiện mở rộng diện tích trồng khoai tây Atlantic, lúa nếp phu thê, dưa chuột bao tử xuất khẩu, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nâng cao giá trị thu nhập trên một diện tích canh tác, tiến tới hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung.

02/12/2014
Tam Nông (Đồng Tháp) Thủy Sản Nuôi Được Giá Tam Nông (Đồng Tháp) Thủy Sản Nuôi Được Giá

Theo đa số người nuôi cá lóc ở xã Phú Thọ, trong khi dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp, thì sản phẩm thủy sản đang được người tiêu dùng quan tâm nên tiêu thụ dễ dàng, giá bán tăng. Với giá bán như hiện nay, trung bình 1 tấn cá lóc thương phẩm, người nuôi sẽ có lãi khoảng 7 triệu đồng.

07/07/2014
Xã Nậm Cang (Sa Pa, Lào Cai) Có Sản Lượng Thảo Quả Giảm Trên 70% Xã Nậm Cang (Sa Pa, Lào Cai) Có Sản Lượng Thảo Quả Giảm Trên 70%

Sản lượng thảo quả của xã Nậm Cang giảm mạnh là do đợt mưa tuyết đầu năm 2014 đã làm hàng trăm ha thảo quả của nhân dân bị héo, chậm phát triển, không thể ra hoa. Hiện, trên địa bàn xã Nậm Cang có gần 680 ha thảo quả, trong đó 370 ha đã đến kỳ cho thu hoạch, 310 ha còn lại sẽ cho thu hoạch trong những năm tiếp theo.

02/12/2014
Chuẩn Bị Tổ Chức Tuần Lễ Truyền Thông Chỉ Dẫn Địa Lý “Phú Quốc” Cho Sản Phẩm Nước Mắm Chuẩn Bị Tổ Chức Tuần Lễ Truyền Thông Chỉ Dẫn Địa Lý “Phú Quốc” Cho Sản Phẩm Nước Mắm

Bộ Công Thương và Phái đoàn EU tại Việt Nam thông qua Dự án Hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư châu Âu (EU-MUTRAP), phối hợp với Sở Khoa học - Công nghệ Kiên Giang, Hiệp hội Nước mắm Phú Quốc và các cơ quan liên quan sẽ tổ chức Tuần lễ truyền thông chỉ dẫn địa lý “Phú Quốc” cho sản phẩm nước mắm.

07/07/2014