Bến Tre Điều Chỉnh Qui Hoạch Nuôi Tôm Chân Trắng

Nuôi tôm chân trắng (TCT) ngoài vùng qui hoạch đang là bức xúc không chỉ của ngành nông nghiệp, chính quyền địa phương mà cả người nuôi.
Tình trạng nuôi TCT tràn lan, trong vùng ngọt hóa ngày càng gia tăng, chưa có giải pháp ngăn chặn kịp thời. Để giải quyết bài toán khó này, UBND tỉnh Bến Tre vừa phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chi tiết nuôi TCT trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
Quy hoạch xác định đối tượng TCT là một trong những mặt hàng chiến lược của tỉnh và là sản phẩm xuất khẩu thủy sản của quốc gia cũng như cung cấp nhu cầu thủy sản trong nước. Vì vậy, cần phát triển nuôi tôm theo hướng bền vững về môi trường, hiệu quả về mặt kinh tế, ổn định về xã hội; kết hợp hài hòa giữa nuôi TCT với các mô hình sản xuất nông nghiệp khác; hình thức nuôi thâm canh, năng suất cao và được sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan, ban ngành hữu quan.
Quy hoạch đề ra các chỉ tiêu cụ thể như, đối với diện tích nuôi tôm sú thâm canh, bán thâm canh sẽ chuyển 428ha sang nuôi TCT và sẽ còn lại 4.072ha. Diện tích nuôi tôm sú quảng canh cải tiến chuyển 202ha sang nuôi TCT, còn lại 13.149ha. Diện tích nuôi tôm sú - lúa chuyển 1.280ha sang nuôi TCT, còn lại 7.620ha. Bổ sung phần đất ngoài đê một số xã thuộc địa bàn 5 huyện Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú, Giồng Trôm, Mỏ Cày Nam.
Quy hoạch đối tượng TCT dựa trên lợi thế giữa các đối tượng nuôi và các ngành kinh tế khác; tránh xung đột với các đối tượng khác trong vùng quy hoạch; áÙp dụng những thành tựu về khoa học công nghệ, những kỹ thuật tiên tiến trong quy trình nuôi tôm thâm canh; khoanh vùng nuôi tập trung hợp lý, kiểm soát được dịch bệnh, môi trường; tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho một lượng lớn lao động tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp trong việc nuôi đối tượng này.
Dự kiến đến năm 2015, diện tích nuôi TCT toàn tỉnh đạt 4.390ha, đến năm 2020 đạt 7.820ha và định hướng đến 2030 đạt 8.300ha (Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 14,1%/năm giai đoạn 2014-2015, đạt 12,2%/năm giai đoạn 2016-2020 và định hướng cho giai đoạn 2021-2030 đạt 0,6%/năm).
Sản lượng đến năm 2015 đạt 41.340 tấn, đến năm 2020 đạt 75.750 tấn và định hướng đến năm 2030 đạt 80.520 tấn (Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 24,1%/năm giai đoạn 2014-2015, đạt 12,9%/năm giai đoạn 2016-2020 và định hướng cho giai đoạn 2021-2030 đạt 0,6%/năm). Giá trị sản xuất đến 2015 đạt 2.440 tỷ đồng, đến năm 2020 đạt 4.460 tỷ đồng và định hướng đến 2030 đạt 4.750 tỷ đồng (Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 22,5%/năm giai đoạn 2014-2015, đạt 12,8%/năm giai đoạn 2016-2020 và định hướng cho giai đoạn 2021-2030 là 0,6%/năm).
Giá trị xuất khẩu đến năm 2015 đạt 210 triệu USD, đến năm 2020 đạt 410 triệu USD và định hướng đến năm 2030 đạt 440 triệu USD (Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 14,3%/năm giai đoạn 2016-2020 và định hướng cho giai đoạn 2021-2030 đạt 0,7%/năm). Lao động đến 2015 tạo việc làm cho 8.780 người, đến 2020 tạo việc làm cho 15.640 người và định hướng đến 2030 tạo việc làm cho 16.600 người.
Quy hoạch phân bố diện tích nuôi TCT trên địa bàn các huyện như sau: Bình Đại năm 2015 là 1.220ha, năm 2020 là 1.790ha, năm 2030 là 1.790ha; Ba Tri năm 2015 là 1.470ha, năm 2020 là 2.220ha, năm 2030 là 2.220ha; Thạnh Phú năm 2015 là 1.500 ha, năm 2020 là 2.900 ha, năm 2030 là 3.260ha; Giồng Trôm năm 2015 là 110ha, năm 2020 là 550ha, năm 2030 là 550 ha; Mỏ Cày Nam năm 2015 là 90ha, năm 2020 là 360ha, năm 2030 là 480ha.
Quy hoạch cũng đề xuất 7 dự án hạ tầng về thủy lợi, giao thông; 8 dự án đầu tư hệ thống lưới điện; 6 dự án nghiên cứu khoa học phát triển sản xuất; 2 dự án xây dựng nhà máy chế biến thủy sản. Tổng vốn đầu tư phát triển nuôi TCT đến 2020 là 1.359 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư các dự án, đề tài nghiên cứu khoa học phát triển sản xuất đến 2020 là 738 tỷ đồng.
Quy hoạch đề xuất 10 giải pháp thực hiện, bao gồm các giải pháp như về cơ chế, chính sách; bảo vệ tài nguyên, môi trường; khoa học công nghệ; phát triển nguồn nhân lực; vốn đầu tư; chế biến tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường và xúc tiến thương mại; tổ chức sản xuất; hậu cần dịch vụ cho hoạt động nuôi và sản xuất giống; cơ sở hạ tầng; tổ chức thực hiện và quản lý quy hoạch.
Có thể bạn quan tâm
Trong những tháng đầu năm, tình hình chăn nuôi của tỉnh Đồng Tháp khá thuận lợi do giá tiêu thụ sản phẩm tương đối ổn định. Tuy giá heo hơi có giảm nhẹ 8.000 đồng/kg so với tháng cùng kỳ năm trước nhưng vẫn duy trì ở mức 45.000 - 46.000 đồng/kg là nhờ giá thức ăn, giá con giống và các loại chi phí khác không thay đổi nhiều, dịch bệnh không phát sinh nên lợi nhuận của người chăn nuôi vẫn được đảm bảo.

Ngày 12/8, nhiều gia đình trồng rau tại huyện Đơn Dương (Lâm Đồng), vùng chuyên canh rau, củ quả lớn nhất cả nước cho biết, thời gian gần đây nhiều loại nông sản giảm giá mạnh khiến nhà vườn thua lỗ.

Thời gian qua, diện tích trồng cây keo trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) tăng nhanh. Ngoài phát huy hiệu quả trên diện tích đất lâm nghiệp với đồi, dốc cao, việc phát triển cây keo cũng đặt ra một số vấn đề cần quan tâm.

Thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu, những năm gần đây huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) khuyến khích nông dân chuyển đổi hàng ngàn ha đất gò cao trồng lúa kém hiệu quả sang trồng màu nhằm hạn chế tình trạng khô hạn do thiếu nước tưới. Sau cây đậu phộng, cây bắp giống, đậu bắp giống và đậu xanh giống trồng thử nghiệm trên đất lúa gò cao đang mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho nông dân. Thu nhập từ các cây trồng mới chịu hạn này cao gấp 1,5 đến 2 lần so cây lúa trước đây.

Chưa bao giờ người trồng tiêu ở Nông trường 25.3, xã Tịnh Đông (Sơn Tịnh - Quảng Ngãi) lại có một mùa tiêu được giá như năm nay. Và cũng nhờ cây tiêu mà nhiều hộ dân nơi đây đã có cuộc sống khấm khá hơn. Thế nhưng, trước tình trạng cây tiêu bị chết hàng loạt trong nhiều tháng qua đã khiến nông dân “đứng ngồi không yên”.