Hạn Chế Sử Dụng BKC Trong Nuôi Tôm

Ngày 2/7, Tổng cục Thủy sản cho biết, theo thông tin từ Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, trong tháng 4/2013, Nhật Bản đã phát hiện và trả về 5 lô hàng tôm đông lạnh của Indonesia vì có dư lượng Benzalkonium Chloride (BKC) vượt quá giới hạn 0,01 ppm.
CôngThương - Hiện nay, BKC và các sản phẩm chứa hoạt chất BKC thuộc Danh mục sản phẩm xử lý cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam và đang được sử dụng rộng rãi trong nuôi trồng thủy sản. Sản phẩm chứa hoạt chất BKC được sử dụng với mục đích: vệ sinh dụng cụ thiết bị trong trại giống, sát trùng nền đáy khi cải tạo ao, xử lý ao lắng và nguồn nước cấp, giảm mật độ tảo.
Nhật Bản là thị trường nhập khẩu tôm hàng đầu của Việt Nam, chiếm 30% tổng giá trị xuất khẩu tôm của cả nước. Để hạn chế rủi ro cho sản phẩm tôm Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường này, Tổng cục Thủy đã yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển tuyên truyền, phố biến cho người nuôi tôm và các tổ chức cá nhân có liên quan về việc kiểm soát dư lượng BKC trong sản phẩm tôm (tối đa là 0,01 ppm) đối với thị trường Nhật Bản.
Hướng dẫn người nuôi tôm sử dụng các sản phẩm chứa BKC đúng mục đích, liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc cán bộ kỹ thuật. Hạn chế sử dụng các sản phẩm chứa BKC, chỉ sử dụng khi thật khi thật cần thiết. Đồng thời tăng cường thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ các quy định về chất lượng sản phẩm và nhãn hàng hóa sản phẩm có chứa hoạt chất BKC để ngăn chặn các sản phẩm nằm ngoài Danh mục được phép lưu hành.
Có thể bạn quan tâm

Đó là ý kiến của nhiều hộ nông dân ở thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) khi nói tới các dự án phát triển sản xuất có sự giúp sức của Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND).

Không chỉ doanh nghiệp (DN) phía Nam, các DN sản xuất phân bón ở phía Bắc cũng đang gặp rất nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm bởi sự rối ren, bất cập của Nghị định 202 cũng như Thông tư 29 về quản lý phân bón.

Từ đầu năm đến nay, Philippines đã mua hơn nửa triệu tấn gạo từ Việt Nam theo các thỏa thuận liên Chính phủ.

Ông Nguyễn Phùng Hoan – Giám đốc Sở NNPTNT Nam Định cho biết: Nhằm quản lý và sử dụng linh hoạt, hiệu quả 75.000ha đất lúa, Nam Định đã lập Đề án sử dụng linh hoạt đất trồng lúa.

Cùng với chủ trương công nghiệp hóa nông nghiệp của địa phương, Hội ND tỉnh Đồng Nai đã có nhiều hoạt động chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT), hỗ trợ nông dân thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất.