Hạn chế ảnh hưởng của những cơn mưa trái mùa

Những cơn mưa trái mùa đã làm cho các yếu tố môi trường ao nuôi tôm thay đổi đột ngột, nước mưa cuốn trôi phèn từ bờ ao xuống ao nuôi tôm làm pH giảm, nhiệt độ bị phân tầng. Từ đó làm tôm nuôi bị sốc môi trường, sức đề kháng bị yếu, tạo điều kiện thuận lợi cho một số loài vi khuẩn, vi rút gây bệnh phát triển và lây lan nhanh, dẫn đến rất dễ bùng phát dịch bệnh.
Để hạn chế những tác động xấu do biến động thời tiết giai đoạn đầu mùa mưa, Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Cà Mau khuyến cáo người nuôi tôm áp dụng các biện pháp quản lý pH, độ kiềm, kiểm soát tảo ổn định môi trường ao nuôi. Sau những cơn mưa cần tăng cường chạy quạt, xả bỏ lớp nước mặt. Ngoài ra, có thể bổ sung thêm Vitamin C và khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng cho tôm nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Theo số liệu của Bộ NN&PTNT, hiện nay diện tích trồng rau của cả nước vào khoảng 780 nghìn ha với năng suất bình quân 165 tạ/ha, đạt giá trị 650 nghìn tỷ đồng, chiếm 9% GDP của nông nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên hiện nay, phần lớn các giống rau lai F1 phải nhập khẩu từ nước ngoài. Giá thành hạt giống cao, chất lượng giống bấp bênh đã ảnh hưởng tới sản xuất của nông dân.

Theo số liệu kiểm tra của các ngành chức năng, hiện nay Lâm Đồng có 44.159 ha rau sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn Vietgap với sự hỗ trợ của Canađa, thông qua dự án “Xây dựng và kiểm soát chất lượng nông sản thực phẩm (FaPQDCP)”.

UBND tỉnh Hải Dương vừa tổng kết mô hình thí điểm triển khai tại những vùng sản xuất bí ngô siêu ngọt tập trung ở 2 xã Toàn Thắng (Gia Lộc) và Hưng Thái (Ninh Giang).

Viện lúa ĐBSCL vừa lai tạo thành công những giống lúa mới có khả năng thích nghi biến đổi khí hậu. Đó là 8 giống lúa có khả năng chống chịu hạn, phèn mặn

Mới bước sang tuổi 29, nhưng chàng trai dân tộc Mường Quách Văn Tùng đã là chủ trang trại nông - lâm kết hợp với 17ha cao su, 3ha luồng... cho thu nhập mỗi năm hàng tỷ đồng.