Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hàm Thuận Nam mở các đợt cao điểm phòng chống bệnh đốm nâu trên cây thanh long

Hàm Thuận Nam mở các đợt cao điểm phòng chống bệnh đốm nâu trên cây thanh long
Ngày đăng: 12/05/2015

Trạm Bảo vệ thực vật huyện cùng với các xã, thị trấn đã mở 23 lớp tập huấn cho 951 lượt nông dân về các biện pháp phòng chống bệnh đốm nâu và quy trình xử lý, ủ cành, trái bị bệnh để tiêu diệt bào tử nấm. Các ngành, địa phương còn phát 11.900 tờ rơi hướng dẫn phòng chống bệnh đốm nâu, xử lý cành, trái bị bệnh và lập bản cam kết với 1.000 hộ dân ở dọc 2 bên trục đường chính không vứt bỏ cành thanh long bị bệnh ra đường, suối, mương nước.

Ban chỉ đạo phòng chống bệnh đốm nâu huyện cùng với các đoàn thể, chính quyền địa phương mở các đợt cao điểm triển khai biện pháp phòng trừ bệnh đốm nâu trên cây thanh long và tổng vệ sinh vườn thanh long dọc theo tuyến đường quốc lộ IA, nơi công cộng, ven theo kênh mương, với khối lượng thu gom, tiêu hủy trên 140m3 cành thanh long. Tăng cường kiểm tra, giám sát các hộ dân cắt tỉa, vứt bỏ cành già, cành bệnh và xây dựng các mô hình xử lý cành bệnh bằng chế phẩm sinh học BIO-ADB để làm phân bón tại các xã, thị trấn.

Hiện đã có 51 hộ dân thực hiện tiêu hủy cành thanh long bị bệnh bằng chế phẩm sinh học BIO-ADB để làm phân bón. Trong các đợt cao điểm phòng trừ bệnh đốm nâu trên cây thanh long đã xuất hiện một số tập thể, cá nhân điển hình được Bộ Nông nghiệp - PTNT và UBND tỉnh tặng bằng khen, như: Ban chỉ đạo phòng trừ bệnh đốm nâu các xã: Hàm Mỹ, Hàm Minh, Mương Mán và ông Lê Trạc Trung, xã Hàm Minh, ông Nguyễn Văn Dũng, ông Đỗ Đình Trung, xã Hàm Mỹ.

Nhờ thực hiện các đợt cao điểm phòng chống bệnh đốm nâu, diện tích thanh long bị bệnh của huyện Hàm Thuận Nam đã giảm xuống còn 100 ha, giúp nông dân có ý thức chủ động trong công tác phòng chống bệnh đốm nâu và thường xuyên làm vệ sinh vườn thanh long sạch sẽ, thông thoáng.


Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu cao su, cà phê cùng sụt giảm Xuất khẩu cao su, cà phê cùng sụt giảm

Là hai mặt hàng chủ lực trong số các mặt hàng nông sản xuất khẩu nhưng từ đầu năm đến nay, giá trị xuất khẩu cà phê, cao su thường xuyên trong tình trạng sụt giảm so với cùng kỳ năm trước.

05/08/2015
Niềm vui chuyển đổi cây trồng Niềm vui chuyển đổi cây trồng

Những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp của xã Tân Long, huyện Phụng Hiệp, đã có những chuyển biến tích cực. Kinh tế vườn, nhất là cây cam sành cho thu nhập cao.

05/08/2015
Tái cơ cấu ngành chăn nuôi Tái cơ cấu ngành chăn nuôi

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của nông nghiệp vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, thời gian qua, việc phát triển các mô hình chăn nuôi gặp nhiều khó khăn như bị dịch bệnh, thiên tai, giá thức ăn tăng cao, trong khi thị trường tiêu thụ không ổn định... Phát triển bền vững sản xuất chăn nuôi đang là vấn đề mà các địa phương tập trung tái cơ cấu.

05/08/2015
Giống cây mới ở Việt Nam nông dân đầu tiên trồng Sachi Giống cây mới ở Việt Nam nông dân đầu tiên trồng Sachi

Hơn nửa năm làm quen với loài cây lạ, tính năng nổi trội dễ nhận thấy là khả năng chịu lạnh và sương muối tốt vào mùa đông; chống chọi vô tư với nắng và hạn vào mùa hè. Đã thế lãi to lại hứa hẹn chỉ sau năm đầu tiên cây giống cắm rễ./ Sachi - vua của các loại hạt

05/08/2015
Cơ hội mở cho cây mắc ca Cơ hội mở cho cây mắc ca

Ngày 31 – 7, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và Công ty Cổ phần Him Lam (TP. Hồ Chí Minh) đã ký kết hợp tác phát triển dự án mắc-ca tại Tây Nguyên theo mô hình kết nối "4 nhà": Nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp.

05/08/2015