Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ham bán hàng, nông sản Việt bị chơi xấu

Ham bán hàng, nông sản Việt bị chơi xấu
Ngày đăng: 14/10/2015

Theo ông Nam, Singapore, Dubai, Trung Quốc tìm cách mua hàng hóa từ Việt Nam nhưng phần lớn giao dịch được đặt vấn đề với doanh nghiệp xuất khẩu trong nước theo phương thức trả chậm (20 ngày sau mới trả), hoặc thanh toán sau khi nhận hàng.

Với những điều kiện thanh toán nói trên, ông Nam cho rằng nguy cơ các doanh nghiệp trong nước sẽ bị trả lại hàng, bị đối tác tìm cách chê sản phẩm có “vấn đề”, hay cố tình đánh giá thấp chất lượng cà phê, tiêu, điều, gạo… để ép giá xuống thấp hơn giáđã mua khi lượng hàng tồn kho của các nhà đầu cơ còn quá nhiều, hoặc khi họ không bán được hàng.

“Tôi biết có rất nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong nước không những đã xuất khẩu với giá rất thấp cho nhà mua hàng Trung Quốc mà còn đồng ý cả phương thức 15 ngày sau mới thanh toán tiền.

Nhưng đến khi đối tác này không chịu trả tiền, cũng không chịu trả hàng thì các doanh nghiệp của ta cũng không biết làm gì hơn vì gạo đã nằm… trong kho người ta rồi”, ông Nam thông tin.

Vicofa cũng cho biết thêm hiện đang có hàng trăm container tiêu, điều, cà phê bị trả về từ thị trường Dubai do giới đầu cơ nước này bán hàng không được nên tìm cách “đẩy về”.

Ông Nam cho rằng để tránh những trường hợp đáng tiếc nói trên, các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước đừng vì sốt ruột không bán được hàng mà chọn các phương thức thanh toán không theo chuẩn mực hóa quốc tế.

Vì thực tế vẫn có nhiều nhà mua hàng đồng ý chịu đặt cọc, mở L/C khi giao dịch với các doanh nghiệp xuất khẩu uy tín trong nước.

Điều này cho thấy chính bản thân người mua hàng cũng có sự phân biệt đối với người bán hàng, kiểu nào họ cũng có thể giao dịch được, muốn “chợ trời” cũng có, mà muốn theo chuẩn mực quốc tế cũng có. “Phương thức thanh toán rất quan trọng.

Cần chuẩn mực hóa phương thức thanh toán vì những khách hàng nghiêm túc thì không thể nào cạnh tranh được với những khách hàng cố tình tạo ra các phương thức, cơ chế mới.

Mà thường những phương thức không theo chuẩn mực nào thì rất nguy hiểm.

Nó làm rối loạn thị trường hàng hóa xuất khẩu của chính chúng ta.

Và chính chúng ta tự làm mất giá sản phẩm của chính mình”, ông Nam cảnh báo.


Có thể bạn quan tâm

Ứng Dụng Cơ Giới Hóa Phát Triển Ngành Trồng Trọt Ứng Dụng Cơ Giới Hóa Phát Triển Ngành Trồng Trọt

Theo định hướng phát triển ngành trồng trọt đến năm 2020 của Bộ NN&PTNT thì mục tiêu là thì tỷ lệ cơ giới hóa khâu làm đất tăng từ 70% hiện nay lên 95%; đối với khâu gieo trồng, chăm bón từ 25% lên 70%; khâu chế biến từ 30% lên 80%.

14/05/2012
Mô Hình Trồng Mía Bằng Cách Bón Bã Bùn Sấy Khô Mô Hình Trồng Mía Bằng Cách Bón Bã Bùn Sấy Khô

Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ đã xây dựng được 3 điểm thí nghiệm bón bã bùn sấy khô với diện tích thực hiện khoảng 5.000m2/điểm.

15/03/2012
Bắp Được Mùa Nhưng Rớt Giá Bắp Được Mùa Nhưng Rớt Giá

Nông dân các tỉnh Bắc miền Trung từ Nghệ An đến Thừa Thiên - Huế đang thu hoạch bắp (ngô) vụ xuân năm 2012 với diện tích hơn 10.000 ha được xem là đượ mùa nhất từ trước đến nay. Thế nhưng, giá bắp bán tại vườn chỉ bằng 1/2 so với vụ trước khiến nông dân thiệt hại nhiều tỷ đồng.

29/05/2012
Nắm Rõ Kỹ Thuật Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao Nắm Rõ Kỹ Thuật Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Ở thôn Cò Lạn, xã Đồng Bục (Lộc Bình, Lạng Sơn), anh Lưu Văn Xích dân tộc Tày là một trong những người đi đầu trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt và chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

21/02/2012
60 Ha Hành Chăm Cho Thu Nhập Cao Ở Thanh Hóa 60 Ha Hành Chăm Cho Thu Nhập Cao Ở Thanh Hóa

Trong những năm qua, cây hành chăm đã được người dân ở huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa) lựa chọn đưa vào trồng trên đất khô hạn, thiếu nước.

14/05/2012