Hải sâm trôi dạt vào bờ chưa xác định nguyên nhân cụ thể

Ông Phan Cước ở thị trấn Thuận An cho biết, hải sâm trôi dạt trên biển chỉ cách bờ chừng vài trăm mét, những con đã chết hẳn trôi dạt vào bờ.
Hàng trăm người dân đổ xô đưa thuyền ra biển để vớt, những hộ phát hiện đầu tiên có thể vớt được hàng chục kg hải sâm tươi, hộ ít nhất cũng vài kg.
Riêng ông Phan Cước phát hiện cách đây hai ngày, đến nay vớt được chừng 5kg. Có hộ bán hải sâm tươi, giá từ trên 500 ngàn đồng/kg, còn nếu phơi khô thì giá cao hơn.
Được biết, các lái buôn tại địa phương thu mua hải sâm, sau đó nhập vào thành phố Hồ Chí Minh.
Ông Lê Trần Nguyên Hùng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh cho biết, đến nay vẫn chưa xác định cụ thể và chính xác nguyên nhân hải sâm chết, trôi dạt vào bờ biển Thuận An và Phú Thuận.
Đánh giá bước đầu, hải sâm là loài sinh sống và trú ẩn ở các vùng rạn san hô, khi bị tác động từ môi trường, như nguồn nước nóng, ấm dần lên, hay bị sóng đánh, thủy triều bất thường dẫn đến chết, trôi dạt vào bờ.
Hiện nay, Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với các cơ quan chức năng đang tiếp tục theo dõi, đánh giá cụ thể nguyên nhân hải sâm bị chết.
Theo các chuyên gia hải sản, hải sâm (tên gọi dân gian là đỉa biển), là nhóm động vật biển thuộc lớp Holothuroidea, thân dài và da có lông, có xương trong nằm ngay dưới da, sống trong lòng biển trên khắp thế giới.
Hải sâm là loài vật chuyên ăn xác chết của động vật dưới biển, là vệ sinh viên của biển; thức ăn khác của chúng là phù du và các chất hữu cơ dưới biển.
Có thể tìm thấy chúng với số lượng lớn ở cạnh các trang trại nuôi cá biển. Tùy vào điều khiện thời tiết, một cá thể hải sâm có thể sản xuất hàng ngàn giao tử.
Có thể bạn quan tâm

Sở hữu 2,7ha đất, nhưng diện tích ấy của gia đình anh Nguyễn Minh Toàn (sinh năm 1976) ngụ ở tổ 2, ấp 7, xã Tam Hiệp, huyện Châu Thành, Tiền Giang lại là đất trũng, nhiễm phèn.

Hiện tại cả nước đang tồn đọng 520.000 tấn đường lưu kho. Trong khi đó bình quân mỗi ngày có hàng trăm tấn đường giá rẻ từ Thái Lan nhập lậu.

Lâm Đồng trong những năm qua là địa phương có nhiều cố gắng trong trồng rừng phân tán và cây phân tán nhưng hiệu quả mang lại chưa cao như mong muốn.

Nếu như gà ta thời điểm trước có giá 90-100 ngàn đồng/kg, giờ đã giảm xuống còn 65-70 ngàn đồng /kg; gà lông màu trước đây 55-60 ngàn đồng/kg, giờ chỉ còn 35 -39 ngàn đồng/kg; gà công nghiệp có giá 50-55 ngàn đồng/kg, nay chỉ còn 30 -35 ngàn đồng/kg.

Để giúp người chăn nuôi tiêu thụ được sản phẩm gia cầm, đồng thời chuẩn bị sẵn nguồn sản phẩm này sau khi hết dịch CGC, TP.HCM đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trên địa bàn tạm trữ sản phẩm gia cầm. Nhờ đó, giá gà, giá trứng ở Đông Nam bộ (ĐNB) sau khi bị giảm sâu đã bắt đầu tăng trở lại.