Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hải sâm trôi dạt vào bờ chưa xác định nguyên nhân cụ thể

Hải sâm trôi dạt vào bờ chưa xác định nguyên nhân cụ thể
Ngày đăng: 28/09/2015

Ông Phan Cước ở thị trấn Thuận An cho biết, hải sâm trôi dạt trên biển chỉ cách bờ chừng vài trăm mét, những con đã chết hẳn trôi dạt vào bờ.

Hàng trăm người dân đổ xô đưa thuyền ra biển để vớt, những hộ phát hiện đầu tiên có thể vớt được hàng chục kg hải sâm tươi, hộ ít nhất cũng vài kg.

Riêng ông Phan Cước phát hiện cách đây hai ngày, đến nay vớt được chừng 5kg. Có hộ bán hải sâm tươi, giá từ trên 500 ngàn đồng/kg, còn nếu phơi khô thì giá cao hơn.

Được biết, các lái buôn tại địa phương thu mua hải sâm, sau đó nhập vào thành phố Hồ Chí Minh.

Ông Lê Trần Nguyên Hùng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh cho biết, đến nay vẫn chưa xác định cụ thể và chính xác nguyên nhân hải sâm chết, trôi dạt vào bờ biển Thuận An và Phú Thuận.

Đánh giá bước đầu, hải sâm là loài sinh sống và trú ẩn ở các vùng rạn san hô, khi bị tác động từ môi trường, như nguồn nước nóng, ấm dần lên, hay bị sóng đánh, thủy triều bất thường dẫn đến chết, trôi dạt vào bờ.

Hiện nay, Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với các cơ quan chức năng đang tiếp tục theo dõi, đánh giá cụ thể nguyên nhân hải sâm bị chết.

Theo các chuyên gia hải sản, hải sâm (tên gọi dân gian là đỉa biển), là nhóm động vật biển thuộc lớp Holothuroidea, thân dài và da có lông, có xương trong nằm ngay dưới da, sống trong lòng biển trên khắp thế giới.

Hải sâm là loài vật chuyên ăn xác chết của động vật dưới biển, là vệ sinh viên của biển; thức ăn khác của chúng là phù du và các chất hữu cơ dưới biển.

Có thể tìm thấy chúng với số lượng lớn ở cạnh các trang trại nuôi cá biển. Tùy vào điều khiện thời tiết, một cá thể hải sâm có thể sản xuất hàng ngàn giao tử.


Có thể bạn quan tâm

Cách Trộn Thuốc Vào Thức Ăn Trị Bệnh Cho Vật Nuôi Thủy Sản Cách Trộn Thuốc Vào Thức Ăn Trị Bệnh Cho Vật Nuôi Thủy Sản

Trong các phương pháp trị bệnh cho tôm, cá thì đưa thuốc trị bệnh qua đường thức ăn được người nuôi sử dụng khá phổ biến.

14/10/2014
Triển Khai Đề Án Chuổi Thực Phẩm An Toàn Trong Thủy Sản Triển Khai Đề Án Chuổi Thực Phẩm An Toàn Trong Thủy Sản

Ngày 26/8/2014 Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản thành phố Hồ Chí Minh đã đến làm việc với Chi cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản (QLCL NLS & TS) tỉnh Bạc Liêu nhằm triển khai thực hiện Đề án chuỗi thực phẩm an toàn trong thủy sản theo chỉ đạo của lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh.

14/10/2014
Tăng Cường Quản Lý, Sản Xuất Tôm Nước Lợ Các Tháng Cuối Năm 2014 Tăng Cường Quản Lý, Sản Xuất Tôm Nước Lợ Các Tháng Cuối Năm 2014

Ngày 06/9/2014, Tổng cục Thủy sản đã ban hành Công văn số 2367/TCTS-NTTS chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố ven biển về việc tăng cường quản lý, sản xuất tôm nước lợ các tháng cuối năm 2014.

14/10/2014
Đông Giang Giữ Diện Tích Cao Su Ổn Định Đông Giang Giữ Diện Tích Cao Su Ổn Định

Thời gian gần đây, các hộ dân trồng cao su ở khu vực Tây Nguyên và Đông Nam bộ đang chặt cây cao su, bởi giá cao su trên thị trường giảm mạnh. Tuy nhiên, các hộ dân dân vùng cao xã Đông Giang (Hàm Thuận Bắc) vẫn giữ lại cây cao su và định hướng phát triển cây trồng đa mục đích này.

15/10/2014
Xem Xét Bổ Sung Vùng Nuôi Cá Tra Của Công Ty Hùng Cá Vào Quy Hoạch Xem Xét Bổ Sung Vùng Nuôi Cá Tra Của Công Ty Hùng Cá Vào Quy Hoạch

UBND huyện Tân Hồng vừa có văn bản đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét bổ sung vùng nuôi cá tra của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hùng Cá vào quy hoạch với tổng diện tích 365.678,8m2, gồm 3 khu nuôi.

15/10/2014