Hái ra tiền nhờ nuôi bồ câu

Ở xã Cam Thịnh Đông, khi nhắc đến chăn nuôi, người ta thường nghĩ đến nuôi dê hoặc cừu để phù hợp với khí hậu khắc nghiệt nơi đây. Tuy nhiên, khi rời TP. Nha Trang về thôn Hiệp Thanh sinh sống, ông Thiều Quang Toàn lại không nghĩ đến nuôi dê hay cừu mà lại quyết định làm cơ sở nuôi chim bồ câu theo mô hình khép kín.
Kể về những ngày đầu khởi nghiệp cách đây 3 năm, ông Toàn cho biết: “Lúc đầu, tôi làm chuồng trại khép kín và chỉ dám nuôi 200 cặp. Tuy chim lớn và sinh sản tốt nhưng tôi chưa ưng ý lắm, vì nuôi nhốt đông, chim hay hoảng loạn; việc bay nhảy khiến chim lớn không như mong muốn”. Rút kinh nghiệm qua nuôi đợt đầu, ông đã tăng số cặp chim và lắp máy nghe nhạc trong các chuồng. Theo ông Toàn, việc nghe nhạc đã giúp chim thư giãn, ít bay nhảy, không còn hoảng loạn, sợ hãi khi thấy có người. Đến nay, cơ sở nuôi chim bồ câu của ông đã phát triển hơn 2.000 con.
Do nuôi khép kín nên hàng ngày chỉ một mình ông Toàn phụ trách từ chăm sóc, cho ăn đến dọn vệ sinh chuồng trại, chở chim con đi bán. Mỗi ngày, đàn bồ câu của ông ăn hết khoảng 60kg thức ăn. Trung bình mỗi tháng, chim đẻ một lứa và ấp nở tự nhiên. Ông Toàn cho biết, mỗi tháng, ông xuất bán hơn 500 cặp chim non cho các đầu mối ở chợ Xóm Mới, chợ Đầm (TP. Nha Trang) với giá 60.000 đồng/cặp, thu được hơn 30 triệu đồng.
Ông Toàn chia sẻ: “Muốn chim khỏe mạnh, lớn nhanh, ngoài việc chăm sóc tốt (cho ăn đúng giờ, trộn thuốc đề kháng định kỳ, men tiêu hóa, thuốc bổ...) thì cần gắn thêm máy nghe nhạc để chim thư giãn, nghỉ ngơi... Ở Cam Thịnh Đông, đất đai rất rộng, nhiều khu vực còn bỏ hoang nên cần tận dụng để lập cơ sở nuôi bồ câu, vì chăn nuôi đối tượng này không khó khăn, thu nhập cao, ổn định nếu biết cách chăm sóc”.
Ông Tạ Hồng Quang - Chủ tịch UBND xã Cam Thịnh Đông cho biết, cơ sở nuôi chim bồ câu của ông Toàn mới xuất hiện ở xã 3 năm nay. Ở Cam Thịnh Đông chủ yếu chăn nuôi cừu, dê và bò, đây là cơ sở duy nhất nuôi bồ câu và rất hiệu quả. Lãnh đạo xã sẽ nghiên cứu để phổ biến cho các hộ dân thực hiện nhằm cải thiện kinh tế, hướng đến làm giàu...
Có thể bạn quan tâm

Tận dụng lợi thế diện tích mặt bằng rộng, không khí thoáng mát và trong lành của địa phương, những năm gần đây, gia đình anh Cù Văn Hải ở xóm Chi 8, thôn Tân Yên, xã Hồng Thái Đông (Đông Triều - Quảng Ninh) đã chuyển đổi sang nuôi gà theo quy trình công nghệ tiên tiến và đã từng bước mang lại hiệu quả.

Từ kinh phí của Sở NN&PTNT, Trung tâm Khuyến nông-lâm-ngư Thừa Thiên Huế triển khai mô hình nuôi gà Ai Cập chuyên trứng sử dụng đệm lót sinh học với tổng số gà giống là 400 con. Tham gia mô hình trình diễn, người chăn nuôi được hỗ trợ 100% con giống, 30% vật tư thiết yếu và chế phẩm sinh học BalasaN01. Đồng thời, được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật, làm đệm lót sinh thái, quy trình nuôi gà Ai Cập.

Mô hình trồng bắp non kết hợp với chăn nuôi bò vỗ béo là mô hình hiệu quả, giúp nhiều nông dân ổn định thu nhập. Tuy nhiên, nếu mô hình được thực hiện một cách toàn diện hơn và sản phẩm bắp non, bò thịt được liên kết bao tiêu thì đây sẽ là một mô hình phát triển kinh tế ổn định và hiệu quả.

Mô hình nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học được triển khai từ tháng 9 đến tháng 12-2014 tại xã Lực Hành (Yên Sơn - Tuyên Quang). Các hộ tham gia mô hình phải đảm bảo các tiêu chí như diện tích chuồng nuôi trên 20 m2, có lao động để chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn, có vốn đối ứng khi tham gia mô hình, có kinh nghiệm trong chăn nuôi…

Tại Việt Nam, hiện nay chưa có khung pháp lý và không đủ năng lực quản lý đối với lĩnh vực rất mới này. Do vậy, Bộ NN&PTNT đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng tạm thời chưa triển khai việc thực hiện phối hợp với Tập đoàn KBL Hoa Kỳ thực hiện dự án nuôi tằm BĐG đến khi chúng ta có khung pháp lý cho lĩnh vực này.