Hái ra tiền nhờ nuôi bồ câu

Ở xã Cam Thịnh Đông, khi nhắc đến chăn nuôi, người ta thường nghĩ đến nuôi dê hoặc cừu để phù hợp với khí hậu khắc nghiệt nơi đây. Tuy nhiên, khi rời TP. Nha Trang về thôn Hiệp Thanh sinh sống, ông Thiều Quang Toàn lại không nghĩ đến nuôi dê hay cừu mà lại quyết định làm cơ sở nuôi chim bồ câu theo mô hình khép kín.
Kể về những ngày đầu khởi nghiệp cách đây 3 năm, ông Toàn cho biết: “Lúc đầu, tôi làm chuồng trại khép kín và chỉ dám nuôi 200 cặp. Tuy chim lớn và sinh sản tốt nhưng tôi chưa ưng ý lắm, vì nuôi nhốt đông, chim hay hoảng loạn; việc bay nhảy khiến chim lớn không như mong muốn”. Rút kinh nghiệm qua nuôi đợt đầu, ông đã tăng số cặp chim và lắp máy nghe nhạc trong các chuồng. Theo ông Toàn, việc nghe nhạc đã giúp chim thư giãn, ít bay nhảy, không còn hoảng loạn, sợ hãi khi thấy có người. Đến nay, cơ sở nuôi chim bồ câu của ông đã phát triển hơn 2.000 con.
Do nuôi khép kín nên hàng ngày chỉ một mình ông Toàn phụ trách từ chăm sóc, cho ăn đến dọn vệ sinh chuồng trại, chở chim con đi bán. Mỗi ngày, đàn bồ câu của ông ăn hết khoảng 60kg thức ăn. Trung bình mỗi tháng, chim đẻ một lứa và ấp nở tự nhiên. Ông Toàn cho biết, mỗi tháng, ông xuất bán hơn 500 cặp chim non cho các đầu mối ở chợ Xóm Mới, chợ Đầm (TP. Nha Trang) với giá 60.000 đồng/cặp, thu được hơn 30 triệu đồng.
Ông Toàn chia sẻ: “Muốn chim khỏe mạnh, lớn nhanh, ngoài việc chăm sóc tốt (cho ăn đúng giờ, trộn thuốc đề kháng định kỳ, men tiêu hóa, thuốc bổ...) thì cần gắn thêm máy nghe nhạc để chim thư giãn, nghỉ ngơi... Ở Cam Thịnh Đông, đất đai rất rộng, nhiều khu vực còn bỏ hoang nên cần tận dụng để lập cơ sở nuôi bồ câu, vì chăn nuôi đối tượng này không khó khăn, thu nhập cao, ổn định nếu biết cách chăm sóc”.
Ông Tạ Hồng Quang - Chủ tịch UBND xã Cam Thịnh Đông cho biết, cơ sở nuôi chim bồ câu của ông Toàn mới xuất hiện ở xã 3 năm nay. Ở Cam Thịnh Đông chủ yếu chăn nuôi cừu, dê và bò, đây là cơ sở duy nhất nuôi bồ câu và rất hiệu quả. Lãnh đạo xã sẽ nghiên cứu để phổ biến cho các hộ dân thực hiện nhằm cải thiện kinh tế, hướng đến làm giàu...
Có thể bạn quan tâm

Dọc theo tuyến đường Lê Hồng Phong, phường IV, mặc cho sự ồn ào hối hả của xe cộ, những chậu rau của gia đình chị Hồng Đào vẫn âm thầm phát triển tươi tốt. Chị Đào cho biết, tận dụng những chậu hoa tết còn lại ít đất cùng phân hữu cơ, chồng chị đã mang rau vào thay thế.

Bên cạnh đó, để giảm thiểu rủi ro, Ngân hàng Nhà nước cũng như Bộ Tài chính cần có những chính sách khuyến khích các tổ chức tín dụng tập trung vốn cho vay phát triển khu vực nông nghiệp nhiều hơn nữa. Cụ thể, cần xem xét một số biện pháp hỗ trợ đối với người vay vốn như thành lập quỹ bảo lãnh vốn nông nghiệp; bảo hiểm tín dụng nông nghiệp; có chính sách hỗ trợ về vốn, lãi suất đối với các tổ chức tín dụng tham gia cho vay lĩnh vực nông nghiệp...

Đó là khẳng định của ông Phạm Anh Tuấn- PTCT. Tổng cục Thủy sản: từ ngày 20/6/2014 các tổ chức, cá nhân liên quan phải có trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Ông Peter Pickering thông tin: Syngenta dành sự quan tâm đặc biệt và có kế hoạch hợp tác với các đơn vị có liên quan của Bộ NNPTNT để chuyển giao kỹ thuật canh tác ngô, giúp nông dân tiếp cận với giải pháp canh tác tiên tiến nhằm phát huy tiềm năng năng suất của giống, gia tăng sản lượng ngô tại các vùng trồng ngô trọng điểm của Việt Nam như miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và đồng bằng sông Hồng.

Hoàn thành 19/19 tiêu chí NTM là sự cố gắng, nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và nhân dân Hồng An, không chỉ đổi thay ở diện mạo nông thôn, đời sống của người dân cũng chuyển biến tích cực. Đến nay, thu nhập bình quân của xã đạt 30 triệu đồng/người/năm.