Hai mô hình sáng tạo trong nông nghiệp

Tác giả của giải pháp cải tiến kỹ thuật ghép mai cảnh là nông dân Phạm Văn Đông (phường Phước Hải, TP. Nha Trang).
Hiện nay, vườn mai của ông Đông tại thôn Dầu Sơn, xã Suối Tân (huyện Cam Lâm) có hàng ngàn cây mai cảnh.
Từ những cây mai già cỗi, bị lãng quên trong các vườn, ông Đông đã mua về chăm bón, phục hồi và làm đẹp bằng cách ghép thêm bộ cánh mới.
Theo ông Đông, đối với cây mai, việc chăm sóc cần theo dõi chặt chẽ.
Cây ngoài vườn muốn đưa vào chậu phải chọn tiết trời ấm áp, lá bắn đọt non; khi ghép cũng phải đợi cho mai đủ 3 tầng lá, lá già rụng xuống, rễ phát triển ổn định mới tiến hành ghép.
Sau khi ghép, cần theo dõi chặt chẽ việc xử lý thuốc, sâu bệnh, bảo đảm cho cây phục hồi nhanh, bởi giai đoạn này các quá trình sinh lý của cây diễn ra chậm, yếu, dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài.
Vườn mai của ông đã được đầu tư hoàn chỉnh hệ thống tưới, phun thuốc.
Theo ông, một cây mai sau khi ghép cho lợi nhuận gấp 5 lần so với cây mai bình thường.
Nhờ chí thú với nghề, ông thu nhập 200 - 300 triệu đồng/năm.
Trong khi đó, 2 năm qua, ông Nguyễn Tấn Lạc (phường Cam Nghĩa, TP. Cam Ranh) tâm huyết với mô hình trồng ớt bằng trụ.
Dụng cụ trồng ớt của ông gồm một trụ chính làm bằng ống nhựa PVC, xung quanh có khoét lỗ, tầng này cách tầng kia 30cm.
Ông dùng ống PVC loại nhỏ hơn, vát xéo mặt, cắm chéo vào trụ chính, chứa đất trồng lên đến 2/3.
Đất trồng ớt bao gồm: vôi, phân NPK, tro, có trộn ít kali đem ủ một thời gian cho thấm rồi đưa vào ống chính.
Ở giữa ống chính bố trí một ống PVC khác có đục lỗ để dẫn nước và phân.
Ớt được gieo ươm bên ngoài, khi cây đủ độ lớn thì đem cấy vào trong các ống đặt vát.
Một trụ như vậy có thể trồng 9 - 12 cây ớt.
Qua 2 vụ, ông Lạc nhận thấy trồng ớt theo cách này có thể tiết kiệm được nước, đất, phân; cây trồng ít bị sâu bệnh, dễ theo dõi, chăm sóc; khi thu hoạch chỉ cần trải bạt dưới gốc trụ và dùng kéo cắt trái.
Trồng ớt bằng trụ cho sản lượng 4,5 - 5kg/trụ, cao gấp nhiều lần so với cách trồng thông thường.
Có thể bạn quan tâm

Ngược về xã Văn Yên, địa phương có nhiều diện tích đất nông nghiệp thường thiếu nước vào vụ xuân nên làm đất cấy vụ xuân thường gặp rất nhiều khó khăn như cánh đồng xóm Núi (xóm Núi), cánh đồng Kỹ Thuật (xóm Cầu Găng, xóm Đinh) nhưng năm nay nguồn nước thuận lợi nên người dân đã làm đất được hơn 70% diện tích đất.

Kết quả bước đầu cho thấy giống khoai tây Dimant phát triển khá, ít sâu bệnh, có năng suất cao, màu sắc củ vàng, đẹp, chất lượng thơm ngon. Qua hơn 3 tháng thực hiện, đến nay mô hình trồng khoai tây vụ đông ở thôn Tân Thủy, xã Tân Phúc đang cho thu hoạch, năng suất bình quân đạt từ 150 đến 170 tạ/ha. Với giá bán bình quân hiện nay từ 10.000 – 15.000 đồng/kg, nông dân thu nhập từ 3 – 5 triệu đồng/sào, cao gấp 3 - 4 lần so với trồng lúa và ngô.

Vẫn là những người nông dân ấy, vẫn là những cánh đồng thẳng cánh cò bay, nhưng, bàn tay “bà đỡ” đang giúp những người nông dân được tiếp cận với phương thức sản xuất hiện đại, có ứng dụng khoa học - kỹ thuật, được trở thành một nhân tố trong chuỗi liên kết sản xuất, để rồi đây, họ có cơ hội vươn lên làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương.

Táo ở Bàng La được nhiều người dân đất cảng ưa thích bởi có vị ngọt thanh, giòn, thơm, mọng nước mà hiếm loại táo ở nơi khác có được. Về mảnh đất ven biển dịp này là những chiếc xe máy chở táo đi lại tấp nập dọc con đường dẫn vào vườn táo đầy quả đang chuyển màu vàng nhạt chờ tay người hái.

Hiện đã có trên 80% diện tích dưa hấu tại Tân Hưng được bán cho thương lái với giá từ 5.000 - 8.000 đồng/kg. Với mức giá này, sau khi trừ chi phí, nông dân lời từ 150 - 180 triệu đồng/ha. Ông Phạm Văn Bé Ba (57 tuổi, ngụ ấp Hưng Hòa, xã Tân Hưng) cho biết gia đình ông trồng 3 công dưa hấu bán được gần 60 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, gia đình ông còn lời 50 triệu đồng.