Hải Lăng Diện Tích Nuôi Trồng Thủy Sản Đạt 555 Ha

Hải Lăng (Quảng Trị) là huyện có nhiều sông, hồ, đất trũng thấp và vùng cát rộng lớn, có tiềm năng để phát triển nuôi thủy sản các loại. Những năm qua, người dân huyện Hải Lăng đã tích cực chuyển đổi diện tích đất hoang hóa, đất lúa, đất màu kém hiệu quả sang các mô hình nuôi chuyên cá, cá-lợn, cá-lúa, nuôi tôm và một số loại thủy sản mới đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Đến cuối năm 2013, diện tích nuôi cá nước ngọt toàn huyện Hải Lăng có 435ha, chủ yếu tập trung trên các con sông Ô Lâu, Thác Ma, Ô Giang thuộc các xã Hải Tân, Hải Sơn, Hải Chánh. Trong đó có 120 mô hình nuôi cá lồng, bè; hiệu quả nhất vẫn là mô hình cá chình lồng (28 lồng).
Bên cạnh nuôi cá theo hình thức truyền thống bán tự nhiên trên sông, gần đây người dân đã mạnh dạn nuôi cá chình trong bể (mô hình này thí điểm ở thôn Tân Hiệp, xã Hải Chánh có triển vọng tốt, bước đầu cá sinh trưởng phát triển tốt, tỷ lệ sống trên 70%). Mô hình thử nghiệm nuôi cá vược nước lợ tại xã Hải Khê đến nay đã được gần 5 tháng, cá sinh trưởng, phát triển tốt, trọng lượng bình quân đạt 0,45-0,5 kg/con. Nhằm bổ sung nguồn lợi thủy sản, hàng năm huyện Hải Lăng cũng đã thả gần 1 vạn con cá giống (mè, trôi, trắm, chép) tại hồ Nước Chè, thị trấn Hải Lăng.
Những năm gần đây, sản lượng cá nuôi của huyện đạt bình quân khoảng 700 tấn, trong đó cá chình chiếm khoảng 4,2 tấn. Song song với việc phát triển thủy sản nước ngọt thì diện tích nuôi tôm trên cát của huyện vẫn được duy trì khoảng 120 ha, trong đó Công ty CP 54 ha, sản lượng thu hoạch ước 2.300 tấn, tăng 500 tấn so năm 2012; sản lượng tôm nuôi của 2 xã Hải An, Hải Khê đạt 1.050 tấn, tăng 504 tấn so với năm trước. Năm 2013 là năm người nuôi tôm ở huyện Hải Lăng có lãi cao vì được mùa, được giá.
Có thể bạn quan tâm

Đó là ý kiến của TS. Michel Guillaume, chuyên gia dinh dưỡng đến từ Pháp tại hội thảo “Giải pháp nâng cao năng suất trên heo cao sản” do Công ty cổ phần Việt - Pháp vừa tổ chức.

Đối với địa phương vùng biên, việc phát triển kinh tế còn nhiều khó khăn, chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với những lợi thế của mình, huyện Hồng Ngự từng bước tiến tới khai thác tạo hướng đi riêng cho nông sản chủ lực.

Theo ngành nông nghiệp, hiện nay gần 42.800ha lúa hè thu trên địa bàn tỉnh đang trong giai đoạn đẻ nhánh rộ, đứng cái - làm đòng. Tuy nhiên, những ngày gần đây bệnh khô vằn đã xuất hiện và gây hại rải rác tại hầu hết địa phương của Quảng Nam.

Các hội viên nông dân được bác sĩ thú y Lê Thị Lệ Xuân- Trạm Khuyến nông Thành phố truyền đạt chuyên đề chăn nuôi bò sinh sản và bò thịt. Nội dung chủ yếu giới thiệu, cung cấp những kiến thức, kỹ thuật chăn nuôi bò sinh sản như: Giới thiệu một số giống bò, kỹ thuật chọn con giống, các loại thức ăn, kỹ thuật trồng cỏ, chế biến và dự trữ thức ăn, kỹ thuật nuôi dưỡng bò mang thai, bò đẻ, đặc điểm tiêu hóa...

Mỗi hộ nhận vay số tiền hỗ trợ từ 10 - 35 triệu đồng, lãi suất 0,7%/tháng, thời hạn vay 24 tháng. Nguồn vốn này giúp các hộ tu sửa hệ thống đê bao bảo vệ xoài, xây dựng kho và đầu tư các trang thiết bị, dụng cụ phục vụ cho sản xuất xoài theo hướng GAP như máy bơm, túi bao trái, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.