Hải Dương Phòng Ngừa Bệnh Lùn Cây Ngô

Tỉnh Hải Dương có diện tích trồng ngô khá lớn với hơn 4.000 ha, phân bổ khá đều ở tất cả các địa phương trong tỉnh. Trong đó, huyện Thanh Miện trồng hơn 500 ha, Gia Lộc 500 ha, Nam Sách hơn 400 ha, Cẩm Giàng gần 400 ha…
Theo phản ánh của một số người trồng ngô ở các huyện Gia Lộc, Thanh Miện, Cẩm Giàng, trong vài năm gần đây ở một số giống ngô lai, ngô nếp có hiện tượng cây ngô sinh trưởng, phát triển không đồng đều, trong cùng một ruộng có những cây cao, cây thấp khác thường và nhiều cây thấp bé, còi cọc.
Gần đây, bệnh “lùn cây ngô” xuất hiện ở Nghệ An mà không rõ nguồn gốc của bệnh đã khiến nhiều người trồng ngô ở Hải Dương lo lắng và muốn biết có thông tin rõ ràng để có biện pháp phòng trừ, ngăn ngừa thiệt hại.
Ông Vũ Đình Phiên, Phó chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật Hải Dương cho biết: Bệnh “lùn cây ngô” là loại bệnh mới xuất hiện, gây hại trên ngô lai giai đoạn từ năm đến bảy lá; bệnh nặng làm cây không phát triển được và chết dần; bệnh nhẹ thì cây phát triển chậm, năng suất, chất lượng ngô thương phẩm thấp; Đến nay chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh “lùn cây ngô” và chưa có biện pháp đặc hiệu để phòng trừ.
Để hạn chế tác hại của hiện tượng "lùn cây ngô", Chi cục Bảo vệ thực vật Hải Dương chỉ đạo các trạm bảo vệ thực vật theo dõi sát quá trình phát triển của các cánh đồng ngô, giám sát chặt chẽ những biểu hiện bất thường, nhất là hiện tượng “lùn cây ngô” và báo cáo kịp thời.
Tăng cường phối hợp các địa phương, tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn nông dân kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sớm những cây ngô có triệu chứng nhiễm bệnh, loại bỏ cây ngô bị bệnh, thấp bé, còi cọc không có khả năng phát triển.
Đối với diện tích nhiễm bệnh nặng, có nhiều cây ngô bị “lùn”, không có hiệu quả kinh tế cần tiêu hủy toàn bộ diện tích để trồng lại khi còn thời vụ.
Có thể bạn quan tâm

Từ tháng 4-2012 đến nay, cá tra nguyên liệu liên tục rớt giá thảm hại, thậm chí xuống dưới mức giá thành sản xuất làm cho người nuôi cá tra rơi vào tình cảnh khốn khó triền miên.

Nông dân Trần Thái Hưng (tư Hưng, ấp Mỹ Thành, xã Định Mỹ, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) là người đã thành công với mô hình nhân lúa giống xác nhận 1 và thu lợi nhuận gấp đôi so với việc sản xuất lúa hàng hóa.

Tỉnh Đồng Tháp có diện tích nuôi cá tra lớn và trải đều ở hầu hết các huyện, thị trong tỉnh. Tuy nhiên, qua thẩm định của các ngành chức năng cho thấy vẫn còn một số vùng nuôi chưa đảm bảo về môi trường. Theo qui hoạch, đến năm 2020, toàn tỉnh Đồng Tháp sẽ có vùng nuôi cá tra đạt tiêu chuẩn với tổng diện tích 2.400 ha. Hiện nay toàn tỉnh có 1.400 ha nằm trong vùng nuôi cá tra, ngoài ra còn có đến 225 ha nuôi ngoài quy hoạch, gây khó khăn cho việc quản lý. Tình trạng trên xảy ra chủ yếu tại 03 huyện Tân Hồng, Tam Nông và Thanh Bình.

Ngày 23/11, Ban thực hiện Dự án 3PAD thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Kạn đã tổ chức Hội thảo mô hình nuôi cá rô phi đơn tính tại xã Yến Dương (Ba Bể).

Tổ hợp tác sản xuất chôm chôm VietGAP Tiên Phú, xã Tiên Long (Châu Thành - Bến Tre) đã ký hợp đồng trong tháng 12-2012 xuất sang Hoa Kỳ 20 tấn chôm chôm rong riêng và chôm chôm đường.