Hải Dương Phòng Ngừa Bệnh Lùn Cây Ngô

Tỉnh Hải Dương có diện tích trồng ngô khá lớn với hơn 4.000 ha, phân bổ khá đều ở tất cả các địa phương trong tỉnh. Trong đó, huyện Thanh Miện trồng hơn 500 ha, Gia Lộc 500 ha, Nam Sách hơn 400 ha, Cẩm Giàng gần 400 ha…
Theo phản ánh của một số người trồng ngô ở các huyện Gia Lộc, Thanh Miện, Cẩm Giàng, trong vài năm gần đây ở một số giống ngô lai, ngô nếp có hiện tượng cây ngô sinh trưởng, phát triển không đồng đều, trong cùng một ruộng có những cây cao, cây thấp khác thường và nhiều cây thấp bé, còi cọc.
Gần đây, bệnh “lùn cây ngô” xuất hiện ở Nghệ An mà không rõ nguồn gốc của bệnh đã khiến nhiều người trồng ngô ở Hải Dương lo lắng và muốn biết có thông tin rõ ràng để có biện pháp phòng trừ, ngăn ngừa thiệt hại.
Ông Vũ Đình Phiên, Phó chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật Hải Dương cho biết: Bệnh “lùn cây ngô” là loại bệnh mới xuất hiện, gây hại trên ngô lai giai đoạn từ năm đến bảy lá; bệnh nặng làm cây không phát triển được và chết dần; bệnh nhẹ thì cây phát triển chậm, năng suất, chất lượng ngô thương phẩm thấp; Đến nay chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh “lùn cây ngô” và chưa có biện pháp đặc hiệu để phòng trừ.
Để hạn chế tác hại của hiện tượng "lùn cây ngô", Chi cục Bảo vệ thực vật Hải Dương chỉ đạo các trạm bảo vệ thực vật theo dõi sát quá trình phát triển của các cánh đồng ngô, giám sát chặt chẽ những biểu hiện bất thường, nhất là hiện tượng “lùn cây ngô” và báo cáo kịp thời.
Tăng cường phối hợp các địa phương, tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn nông dân kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sớm những cây ngô có triệu chứng nhiễm bệnh, loại bỏ cây ngô bị bệnh, thấp bé, còi cọc không có khả năng phát triển.
Đối với diện tích nhiễm bệnh nặng, có nhiều cây ngô bị “lùn”, không có hiệu quả kinh tế cần tiêu hủy toàn bộ diện tích để trồng lại khi còn thời vụ.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, trong khi người dân nhiều vùng nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Quảng Trị lao đao vì dịch bệnh trên tôm hoành hành thì ở xã Vĩnh Sơn (Vĩnh Linh, Quảng Trị) người nuôi tôm đều trở nên khá giả với mô hình nuôi tôm sú. Năm 2012, Vĩnh Sơn được đánh giá là địa phương nuôi tôm đạt năng suất và hiệu quả cao nhất tỉnh.

Ông Nguyễn Văn Hùng - Chủ tịch UBND xã Bình Thạnh (Thạnh Phú - Bến Tre) cho biết, từ khi Dự án 418 khép kín, ngọt hóa, các ấp: Thạnh Bình, An Thạnh, một phần Thạnh Quí B và Thạnh Quí A, người dân làm lúa được một vụ.

Thực hiện chính sách của Nhà nước về việc hỗ trợ cho bà con nhà vườn trong phòng, chống bệnh chổi rồng hại nhãn, theo Công văn số 498/TTg-KTN, ngày 13/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Ban Chỉ đạo phòng, chống bệnh chổi rồng hại nhãn huyện Kế Sách (Sóc Trăng) đã tiến hành các bước để làm cơ sở cho việc hỗ trợ nhà vườn trồng nhãn phòng, chống bệnh chổi rồng. Bước đầu tiên là thống kê sơ bộ diện tích nhiễm bệnh và mức độ thiệt hại để có cơ sở công bố dịch; bước tiếp theo là lập biên bản xác định diện tích nhiễm bệnh, tỉ lệ thiệt hại được lập cho từng hộ là căn cứ để hỗ trợ kinh phí phòng trừ bệnh; bước thứ ba là thẩm định việc phòng trừ bệnh của nhà vườn theo quy trình kỹ thuật của Cục Bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp và PTNT để xác định chính xác số tiền được hỗ trợ của từng hộ trồng nhãn.

Trời mưa lớn kéo dài đã khiến trên 40 ha đỗ tương, đỗ xanh của xã Tiền Phong (Thanh Miện, Hải Dương) đang chuẩn bị vào thời kỳ thu hoạch bị thối.

Ông Toái cho biết, 1 năm trước, thấy có người bán trứng gà rừng, ông mua về cho gà ri ấp. Chẳng bao lâu, gà rừng con nở và ông phát triển đàn từ đó. Sau khi bán hơn một nửa, hiện nay, đàn gà rừng của ông có hơn 40 con. Theo ông Toái, cùng một lứa, khi gà trống biết gáy (6 tháng), tháng sau gà mái cũng vào tuổi sinh sản. Gà rừng mái thường đẻ trứng ngoài bụi cây, lùm cỏ, ông Toái theo dõi, nhặt trứng về, rồi làm tổ, ép cho gà ri mẹ ấp.