Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hải Dương phát triển khoảng 1.500 ha vải VietGAP

Hải Dương phát triển khoảng 1.500 ha vải VietGAP
Ngày đăng: 17/04/2015

Kết quả sản xuất vải theo tiêu chuẩn VietGap trong 3 năm tại tỉnh Hải Dương cho thấy, năng suất tăng từ 20% - 30% chất lượng tốt, giá bán tăng hơn vải thường từ 15% - 25%, hiệu quả kinh tế cao hơn trồng đại trà từ 5% - 10%.

Quả vải Hải Dương đã bước đầu được xuất sang thị trường Mỹ. Tuy nhiên, thị trường Mỹ là một trong những thị trường không dễ tính đối với nông sản, nhất là các loại trái cây. Việc xuất khẩu được vải thiều sang Mỹ sẽ thêm cơ hội đưa sản phẩm này đến với nhiều quốc gia khác trên thế giới.

Để đạt được mục tiêu này, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Hải Dương tăng cường cán bộ chuyên môn phối hợp với địa phương kiểm tra, giám sát, hướng dẫn nông dân chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại quả. Đặc biệt, không được phép sử dụng 5 loại hoạt chất bảo vệ thực vật cấm sử dụng trên quả vải khi xuất khẩu sang Mỹ.

Ông Phạm Nguyễn Hạnh - Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Hải Dương cho biết, trong danh mục các loại thuốc bảo vệ thực vật nông dân đang sử dụng, có trên 100 loại tên thương phẩm. Chi cục đã kiểm soát rất chặt và yêu cầu người nông dân hiểu rõ về 5 loại hoạt chất này bị cấm sử dụng.

“Chỉ cần một hộ không tuân thủ trong quá trình trồng và chăm sóc, vải xuất khẩu đi Mỹ mặc dù không thể kiểm tra từng quả nhưng chỉ cần một vài thùng, một vài chùm vải vi phạm đơn hàng lập tức sẽ bị hủy, bị trả về sẽ gây mất uy tín. Điều này không những khiến cho doanh nghiệp xuất khẩu bị thiệt hại, mất uy tín và không còn cơ hội xuất khẩu vào thị trường Mỹ”, ông Hạnh cho biết.


Có thể bạn quan tâm

Hướng Hóa phát triển có hiệu quả cây thanh long ruột đỏ Hướng Hóa phát triển có hiệu quả cây thanh long ruột đỏ

Là một địa phương có thế mạnh về đất đỏ ba dan phù hợp với các loại cây trồng lâu năm, trong đó có cây ăn quả, những năm qua, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đã đầu tư trồng thử nghiệm nhiều loại cây trồng mới là cây dài ngày như cây chanh leo, bời lời đỏ, thanh long ruột đỏ... nhằm tìm ra những loại cây phù hợp đưa lại giá trị kinh tế cao, khai thác có hiệu quả tiềm năng thế mạnh từ đất đai và lao động. Cây thanh long ruột đỏ là một trong những loại cây trồng mới được các hộ nông dân đưa vào trồng thử nghiệm cho hiệu quả kinh tế khá.

28/07/2015
Nhãn lồng Hưng Yên mất mùa Nhãn lồng Hưng Yên mất mùa

Vào trung tuần tháng 8 là mùa nhãn lồng Hưng Yên nhưng năm nay, bà con “ủ rũ” vì trong vườn xuất hiện những cây nhãn không quả.

28/07/2015
Giảm giá thành cá tra Giảm giá thành cá tra

Thời gian qua nhiều cơ sở nuôi cá tra thua lỗ, thậm chí bị phá sản do không bán được cá hoặc bán với giá thấp, tỉ lệ ao nuôi không chiếm 60 - 70%.

28/07/2015
Sản xuất rau an toàn còn nhiều khó khăn Sản xuất rau an toàn còn nhiều khó khăn

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Đồng Tháp, trong 6 tháng đầu năm 2015, các vùng dự án rau an toàn (RAT) của tỉnh tiếp tục được sản xuất với diện tích 157,5/360ha, đạt 43,7% kế hoạch năm. Tuy nhiên, việc thực hiện dự án sản xuất RAT còn một số khó khăn nhất định, một số nơi mô hình chỉ dừng lại ở mức độ trình diễn.

28/07/2015
Giải pháp phát triển sản xuất bền vững cho vùng Ngọt hóa Gò Công Giải pháp phát triển sản xuất bền vững cho vùng Ngọt hóa Gò Công

Dù được đánh giá là thành công bậc nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long, song sau 40 năm triển khai và vận hành, Dự án thủy lợi Ngọt hóa Gò Công (gọi là Dự án ngọt hóa Gò Công) đang đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Tháo gỡ khó khăn để phát triển sản xuất bền vững trong vùng dự án là vấn đề được đặt ra tại Hội nghị “Giải pháp sản xuất lúa và chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho vùng Dự án thủy lợi Ngọt hóa Gò Công” do UBND tỉnh vừa tổ chức.

28/07/2015