Hải Dương phát triển khoảng 1.500 ha vải VietGAP

Kết quả sản xuất vải theo tiêu chuẩn VietGap trong 3 năm tại tỉnh Hải Dương cho thấy, năng suất tăng từ 20% - 30% chất lượng tốt, giá bán tăng hơn vải thường từ 15% - 25%, hiệu quả kinh tế cao hơn trồng đại trà từ 5% - 10%.
Quả vải Hải Dương đã bước đầu được xuất sang thị trường Mỹ. Tuy nhiên, thị trường Mỹ là một trong những thị trường không dễ tính đối với nông sản, nhất là các loại trái cây. Việc xuất khẩu được vải thiều sang Mỹ sẽ thêm cơ hội đưa sản phẩm này đến với nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Để đạt được mục tiêu này, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Hải Dương tăng cường cán bộ chuyên môn phối hợp với địa phương kiểm tra, giám sát, hướng dẫn nông dân chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại quả. Đặc biệt, không được phép sử dụng 5 loại hoạt chất bảo vệ thực vật cấm sử dụng trên quả vải khi xuất khẩu sang Mỹ.
Ông Phạm Nguyễn Hạnh - Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Hải Dương cho biết, trong danh mục các loại thuốc bảo vệ thực vật nông dân đang sử dụng, có trên 100 loại tên thương phẩm. Chi cục đã kiểm soát rất chặt và yêu cầu người nông dân hiểu rõ về 5 loại hoạt chất này bị cấm sử dụng.
“Chỉ cần một hộ không tuân thủ trong quá trình trồng và chăm sóc, vải xuất khẩu đi Mỹ mặc dù không thể kiểm tra từng quả nhưng chỉ cần một vài thùng, một vài chùm vải vi phạm đơn hàng lập tức sẽ bị hủy, bị trả về sẽ gây mất uy tín. Điều này không những khiến cho doanh nghiệp xuất khẩu bị thiệt hại, mất uy tín và không còn cơ hội xuất khẩu vào thị trường Mỹ”, ông Hạnh cho biết.
Có thể bạn quan tâm

Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú (Bến Tre) hiện có 5.200ha hoa màu đang ổn định và phát triển. Nông dân trồng hoa màu theo hướng an toàn nhằm bảo vệ sức khỏe người sản xuất, người tiêu dùng và môi trường.

Huyện Phú Thiện (Gia Lai) có tổng diện tích cây trồng hàng năm hơn 24.000 ha. Trong đó, cây trồng chủ lực như lúa nước hơn 13.000 ha, mía gần 4.000 ha, mì 1.000 ha, bắp lai hơn 3.000 ha, đậu các loại 900 ha...
Trả lời về việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi tại buổi họp báo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TPHCM, ông Phan Xuân Thảo, Chi cục trưởng Chi cục Thú y TPHCM cho biết, chưa phát hiện tồn dư chất cấm tại 40 cơ sở chăn nuôi ở các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, quận 9.

Hai tháng nay, thông tin sử dụng chất cấm trong chăn nuôi rộ lên tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Tại Khánh Hòa, đến thời điểm này, các cơ quan chức năng chưa phát hiện trường hợp sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.

Tỉnh Tiền Giang, phong trào đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thâm canh tăng vụ đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của nông dân và mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội lớn. Nhờ đó, chủ động được mùa vụ thu hoạch, năng suất, sản lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường.