Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hà Tĩnh Xây Dựng Thành Công Mô Hình Trồng Bí Xanh Tre Việt

Hà Tĩnh Xây Dựng Thành Công Mô Hình Trồng Bí Xanh Tre Việt
Ngày đăng: 21/05/2014

Huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đã triển khai xây dựng thành công mô hình trồng bí xanh Tre Việt tại xã Thạch Châu cho thu nhập 140 triệu đồng/ha, với hiệu quả kinh tế gấp 4-5 so với trồng lạc, lúa.

Để nâng cao hiệu quả sản xuất, xã Thạch Châu đã quy hoạch vùng sản xuất tập trung các loại rau củ quả với diện tích 6,5 ha (diện tích này trước đây chủ yếu trồng lúa, lạc, đậu năng suất thấp), trong đó có 3,5 ha trồng bí xanh Tre Việt, 2,5 ha trồng dưa hấu Thái Lan.

Mô hình có trên 20 hộ tham gia, mỗi hộ nhận trồng từ 2-3 sào bí và 1-2 sào dưa hấu (1 sào = 500m2). Những hộ này đều là xã viên HTX dịch vụ nông nghiệp Thạch Châu. Các hộ được tập huấn, tham quan, học tập quy trình trồng chăm sóc bí, dưa ở các địa phương; xã Thạch Châu trích ngân sách hỗ trợ 50% giống (90 ngàn đồng/sào), 500 nghìn để làm giàn, đầu tư hạ tầng (đường, giếng nước…), cọc bê tông, điện và hệ thống tưới cho vùng quy hoạch trồng rau của quả.

Chị Nguyễn Thị Tâm, hộ tham gia trồng bí cho biết: Cây bí xanh Tre Việt dễ trồng, ít công chăm sóc, chi phí lại không nhiều. Tổng chi phí cho 1 sào bí xanh gồm: giống, phân bón, tre nứa làm giàn khoảng 2 triệu đồng. Quả bí xanh có cùi dày, đặc ruột, ít hạt, chống chịu sâu bệnh cao, thích hợp với vùng đất Thạch Châu. Giống bí xanh Tre Việt có thời gian sinh trưởng từ 110 - 120 ngày, năng suất 2,3 - 2,5 tấn/sào (thời gian thu hoạch khoảng 3 - 5 lứa/vụ).

Để nâng cao hiệu quả cho người dân xã Thạch Châu đã liên kết với HTX rau Hoàng Hà xã Tượng Sơn và HTX dịch vụ nông nghiệp Thạch Lưu (Thạch Hà) cung cấp giống và thu mua sản phẩm cho người sản xuất.

Ông Hoàng Văn Lĩnh ở thôn Bằng Châu, người tham gia mô hình với diện tích 2 sào cho biết: "Diện tích này trước đây có 20 hộ trồng lúa, lạc, đậu nhưng thu nhập không cao. Nay được xã quy hoạch vùng trồng rau, củ, quả, đưa giống bí, dưa hấu về trồng đã mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Đặc biệt được các đơn vị đến tận nơi thu mua sản phẩm cho người dân”.

Những ngày này, trên vùng ruộng bí, các gia đình đều tập trung nhân lực cho việc thu hoạch. Cây bí xanh được trồng theo quy trình VietGAP nên chất lượng quả to, chắc, đặc, trung bình 1 quả đạt 3-4 kg; có quả lên tới gần 5 kg.

Theo tính toán của các hộ tham gia trồng bí xanh Tre Việt, trên diện tích 1 sào, với năng suất 2,2-2,4 tấn, giá bán 4.000 ngàn đồng/kg, sau khi trừ chi phí, còn lãi ròng bình quân từ 6,5-7 triệu đồng, cao gấp 5 lần so với trồng lạc. Phấn khởi hơn là, bí Tre Việt được ưa chuộng nên sản xuất đến đâu được các đơn vị thu mua đến đó.

Ông Nguyễn Tiến Tám, Chủ tịch UBND xã Thạch Châu cho biết: “Lúc đầu mọi người vẫn cảm thấy băn khoăn vì làm giống cây mới nhưng qua thực tế thấy, giống bí này dễ chăm sóc. Ngoài chịu rét tốt, bí xanh Tre Việt rất ít sâu bệnh. Trên cơ sở hiệu quả của mô hình, tới đây chúng tôi sẽ nhân rộng ở những vùng trồng màu khác của xã nhằm nâng cao thu nhập cho người dân”.

Sau khi kết thu hoạch bí xanh địa phương chỉ đạo người dân trồng dưa chuột, mướp đắng, tiếp tục trồng rau màu vụ đông, có như vậy mới tăng nâng cao hiệu quả kinh tế ông Tám cho biết thêm.

Thành công của mô hình trồng bí xanh Tre Việt theo hướng tập trung hàng hóa trên đồng đất Thạch Châu cho thấy việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và xây dựng các sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực sẽ đạt kết quả cao nếu có định hướng đúng, đặc biệt là việc liên kết với các doanh nghiệp từ cung ứng các loại giống có chất lượng cao đến bao tiêu sản phẩm, từ đó góp phần nâng cao thu nhập cho dân cư nông thôn trong lộ trình xây dựng nông thôn mới.


Có thể bạn quan tâm

Nắng hạn kéo dài, sản lượng thủy sản nuôi trồng giảm mạnh Nắng hạn kéo dài, sản lượng thủy sản nuôi trồng giảm mạnh

Đến hết tháng 4/2015, diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh Bình Thuận đạt 231,1ha, giảm 4,6ha so cùng kỳ năm trước. Diện tích nuôi thả bị thu hẹp do bước vào mùa nắng nóng thời tiết khô hạn làm cho nguồn nước bốc hơi nhanh, độ mặn tăng, môi trường nước biến động, độ PH thay đổi.

08/05/2015
Nhiều diện tích tôm nuôi ở Phú Lộc bị chết Nhiều diện tích tôm nuôi ở Phú Lộc bị chết

Tin từ Văn phòng UBND xã Vinh Hưng (Phú Lộc - Thừa Thiên Huế), do thời tiết nắng nóng, trong một tuần nay, khoảng 20 ha ao hồ trên địa bàn xuất hiện tình trạng tôm chết tấp vào bờ, tăng khoảng 50% diện tích so với 1 tuần trước đây.

08/05/2015
Rệp sáp bột hồng lây lan nhanh gây hại gần 54ha sắn Rệp sáp bột hồng lây lan nhanh gây hại gần 54ha sắn

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên, hiện rệp sáp bột hồng lây lan nhanh gây hại gần 54ha sắn mới trồng ở các huyện Đồng Xuân, Sông Hinh, Tuy An và TX Sông Cầu. Trong đó, huyện Đồng Xuân gần 49ha, Sông Hinh 2ha, Tuy An 2ha và TX Sông Cầu 1ha, tỉ lệ hại từ 1 đến 70% cây.

08/05/2015
Liên kết giải quyết đầu ra cho nông sản Liên kết giải quyết đầu ra cho nông sản

Những ngày qua, nhiều cơ quan, đơn vị, người dân quan tâm, chia sẻ với người nông dân về sản phẩm nông sản khó tiêu thụ. Tuy nhiên, sau những giải pháp tình thế, không ít sản phẩm nông sản vẫn đang trong vòng luẩn quẩn được mùa - rớt giá. Bởi vậy, vấn đề trồng cây gì, nuôi con gì để ổn định cuộc sống, làm giàu bền vững là điều đáng quan tâm của chính quyền và người dân các địa phương.

08/05/2015
Phát triển hồ tiêu bền vững cần tăng cường quản lý sâu bệnh hại Phát triển hồ tiêu bền vững cần tăng cường quản lý sâu bệnh hại

Hiện nay, do giá tiêu hạt trên thị trường luôn ở mức cao, nên nhiều hộ nông dân ở Dak Lak bất chấp khuyến cáo của các ngành chức năng ồ ạt chuyển sang trồng tiêu, đưa diện tích hồ tiêu trên địa bàn tỉnh tăng lên khá nhanh. Điều này đã khiến cây tiêu đứng trước nhiều nguy cơ về dịch bệnh nếu không có quy hoạch và liên kết bài bản.

08/05/2015