Hà Tĩnh Trở Thành Điểm Sáng Về Phát Triển Nông Nghiệp - Nông Thôn

Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Hà Tĩnh, chiều nay (22/7), Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát có buổi làm việc với UBND tỉnh để nắm bắt tình hình phát triển KT-XH và những kết quả cơ bản trong thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh.
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Kim Cự cùng lãnh đạo các ban, ngành liên quan tiếp, làm việc với đoàn.
Hà Tĩnh trở thành điểm sáng về phát triển nông nghiệp - nông thôn
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát: Việc thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp là yêu cầu cấp thiết, nhằm phát triển nông nghiệp nhanh, bền vững và nâng cao thu nhập của người dân.
Báo cáo tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Kim Cự khẳng định: Những năm qua, Hà Tĩnh đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh với bình quân giai đoạn 2011- 2013 đạt 14,8%, riêng năm 2013 đạt 19,2%. GDP 6 tháng đầu năm 2014 tăng 12,1% so với cùng kỳ, cao nhất các tỉnh khu vực Bắc Trung bộ.
Cơ cấu kinh tế chuyển cơ bản sang công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ (chiếm 81,71%), lĩnh vực nông nghiệp còn 18,29%.
Hà Tĩnh hiện nằm trong top các tỉnh đứng đầu cả nước về thu hút đầu tư và tỷ lệ doanh nghiệp thành lập mới. Đặc biệt, xây dựng thành công 2 KKT trọng điểm quốc gia, trong đó KKT Vũng Áng đang từng bước trở thành trung tâm công nghiệp nặng lớn nhất khu vực Đông Nam Á với các sản phẩm chủ lực: thép, điện và cảng nước sâu. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân chuyển biến tích cực, tỷ lệ hộ nghèo còn 8,9%.
Thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng NTM, từ năm 2011 đến nay, Hà Tĩnh đạt kết quả toàn diện và rõ nét. Cùng với việc ban hành đồng bộ các quy hoạch, chính sách, tỉnh đã công bố 13 sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực, hình thành các mô hình nhằm tăng dần về số lượng và quy mô, chất lượng.
Đến nay, toàn tỉnh đã hình thành mới gần 3.000 mô hình có doanh thu bình quân trên 100 triệu đồng/năm. Sản xuất nông nghiệp chuyển đổi mạnh mẽ về cơ cấu mùa vụ, xóa bỏ xuân sớm, tăng tối đa trà xuân muộn; ứng dụng tiến bộ KHKT về giống, biện pháp thâm canh; thực hiện thành công mô hình sản xuất rau, củ, quả công nghệ cao trên đất cát ven biển; tái cơ cấu đàn lợn giống theo hướng tạo dòng sản phẩm đồng nhất…
Về việc thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM, đến nay có 7 xã đạt 19 tiêu chí, 10 xã đạt từ 13-18 tiêu chí và chỉ còn 15 xã đạt dưới 5 tiêu chí.
Chủ tịch UBND tỉnh chia sẻ những bài học kinh nghiệm, đồng thời kiến nghị Bộ NN&PTT và các thành viên trong đoàn quan tâm, ưu đãi hỗ trợ tỉnh xây dựng 4 dự án cấp thiết: trung tâm bò giống chất lượng cao, trung tâm hươu giống, cơ sở sản xuất tôm giống và nhà máy chế biến rau, củ, quả; ưu tiên nguồn lực cao hơn cho thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM; hỗ trợ nguồn để sửa chữa, nâng cấp một số công trình hồ, đập trọng điểm và các cảng cá…
Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát biểu dương, đánh giá cao những kết quả mà Hà Tĩnh đạt được trong thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH và tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Thành công của Hà Tĩnh khẳng định sự quyết liệt, sâu sát của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong việc huy động toàn bộ hệ thống chính trị vào cuộc, tham gia tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Tỉnh đã vận dụng cách làm sáng tạo, phù hợp với thực tiễn, đưa Hà Tĩnh trở thành điểm sáng của cả nước về phát triển nông nghiệp - nông thôn.
Đồng tình với các sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực của tỉnh, Bộ trưởng Cao Đức Phát đề nghị tỉnh có sự lựa chọn tập trung, đồng bộ hơn nữa nhằm tạo ra chuyển biến mạnh mẽ về sản phẩm hàng hóa lớn, trong đó, chú trọng các sản phẩm chủ lực: lúa, lợn, tôm và cây có múi. Bộ trưởng cơ bản nhất trí với những kiến nghị, đề xuất của tỉnh và sẽ lưu ý, sắp xếp thứ tự ưu tiên, báo cáo với Chính phủ sớm xem xét, giải quyết.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 6/8/2015 tại Kiên Giang, Tổng cục thủy sản đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Kiên Giang, tổ chức Hội thảo xin ý kiến hướng dẫn áp dụng quy phạm nuôi trồng thủy sản tốt VietGAP cho nuôi thương phẩm tôm nước lợ. Tham dự Hội thảo có đại diện Sở Nông nghiệp và PTNT,Chi cục nuôi trồng thủy sản của các tỉnh/thành phố và các đơn vị trực thuộc Tổng cục thủy sản, các tổ chức chứng nhận và người nuôi. Ông Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục thủy sản đã chủ trì Hội thảo.

Vài năm trở lại đây, nghề ương, ép cá giống ở Phường Nhị Mỹ, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang phát triển mạnh, góp phần nâng cao mức sống cho nhiều nông hộ, trong đó có anh Nguyễn Văn Đực Nhỏ ở khu phố Mỹ An.

Vĩnh Phúc được biết đến là địa phương có tiềm năng phát triển thủy sản với diện tích nuôi trồng trên 7.000 ha. Hiện, toàn tỉnh có 13 cơ sở sản xuất giống với hàng trăm ha chuyên ươm nuôi cá giống, hàng năm, sản xuất được 2.400 triệu cá giống các loại, trong đó, cá bột từ 1 - 1,2 tỷ con, cá hương 700 triệu con, cá giống 500 triệu con, đáp ứng nhu cầu nuôi trồng thủy sản của tỉnh và xuất bán ra ngoài tỉnh.

Tính đến hết tháng 6/2015, tổng giá trị XK cá tra sang Trung Quốc đạt 70,15 triệu USD, tăng 50,7% so với cùng kỳ năm trước. Đây là bước tăng trưởng đột biến trong thời gian này. Theo thống kê của ITC, quý I/2015, NK thủy sản (HS 03) của Trung Quốc tăng hơn 10% so với QI/2014 và giảm 14% so với QIV/2014. NK nhóm cá đông lạnh, nguyên con (0303) chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu NK thủy sản của nước này, chiếm 27,5%.

Theo đánh giá của Bộ NN và PTNT, tình hình xuất khẩu khó khăn, giá nguyên liệu thấp cộng với dịch bệnh tiếp tục ảnh hưởng đến sản xuất tôm nước lợ, đặc biệt tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Trước tình hình đó, Bộ trưởng NN và PTNT đã quyết liệt chỉ đạo các đơn vị giải quyết khó khăn đối với ngành hàng này.