Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hà Nội Tiếp Tục Đẩy Mạnh Chăn Nuôi Theo Vùng Trọng Điểm

Hà Nội Tiếp Tục Đẩy Mạnh Chăn Nuôi Theo Vùng Trọng Điểm
Ngày đăng: 24/01/2015

Sáng 22/1, Sở NN&PTNT Hà Nội tổ chức hội nghị đánh giá kết quả Chương trình phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm và chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư trên địa bàn TP năm 2014.

Sau gần 4 năm triển khai, Chương trình phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm và quy mô lớn ngoài khu dân cư đã tạo chuyển biến tích cực trong kinh tế của các địa phương, góp phần quan trọng cải thiện đời sống cho người nông dân.
Đến nay, toàn TP đã phát triển ổn định được 69 xã và 15 vùng chăn nuôi trọng điểm, cùng 2.924 trang trại chăn nuôi ngoài khu dân cư. Tổng đàn gia súc, gia cầm hiện chiếm tỷ lệ 40,5% tổng đàn gia súc, gia cầm toàn TP. Trong những năm qua, chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm và ngoài khu dân cư tiếp tục có sự tăng trưởng về số lượng và chất lượng sản phẩm.
Bên cạnh đó, công tác liên kết chăn nuôi - tiêu thụ sản phẩm tiếp tục được TP quan tâm. Ngoài những chuỗi liên kết do các doanh nghiệp chăn nuôi gia công, TP hiện đang tổ chức liên kết 19 chuỗi tiêu thụ sản phẩm, đồng thời, tư vấn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho hàng chục sản phẩm chăn nuôi như: Sữa Ba Vì, trứng gà 729, gà đồi Sóc Sơn,…
Dù liên tục tăng trưởng khá và hiện đứng trong tốp đầu cả nước về tổng đàn gia súc, gia cầm, tuy nhiên, con số này mới chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu thực phẩm của thị trường Hà Nội. Việc phát triển chăn nuôi theo các vùng, xã trọng điểm và ngoài khu dân cư đang vấp phải trở ngại lớn do người dân thiếu vốn đầu tư sản xuất. Các chính sách thu hút đầu tư công nghệ cao vào các khu chăn nuôi tập trung còn thiếu; đồng thời, việc áp dụng công nghệ cao trong chăn nuôi theo chuỗi chưa đạt hiệu quả mong đợi, do trình độ tiếp cận của người nông dân hạn chế,…
Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Xuân Việt đánh giá cao những hiệu quả tích cực từ Chương trình phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm và ngoài khu dân cư, nhất là đối với việc nâng cao đời sống cho người nông dân.
Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Trần Xuân Việt cũng nhắc nhở ngành chăn nuôi cần thẳng thắn nhìn nhận, năng suất và chất lượng sản phẩm của TP còn thua kém nhiều so với một số nước phát triển. Để chăn nuôi tiếp tục có bước chuyển mạnh mẽ hơn nữa, Phó Chủ tịch Trần Xuân Việt đề nghị, các đơn vị tiếp tục tham mưu, làm tốt công tác quy hoạch, tiến tới mở rộng các vùng, xã chăn nuôi trọng điểm và ngoài khu dân cư; Tập trung xây dựng các chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm bền vững; Chú trọng đào tạo kiến thức cho người nông dân, nhất là áp dụng công nghệ cao trong chăn nuôi theo chuỗi.
Đối với bài toán vốn, Phó Chủ tịch cho biết, sẽ nghiên cứu, đề xuất về việc sử dụng nguồn ngân sách từ các Quỹ Tín dụng Nhân dân, Quỹ Khuyến nông TP, nhằm hỗ trợ và khuyến khích người nông dân ứng dụng công nghệ cao trong phát triển chăn nuôi…


Có thể bạn quan tâm

Tăng Cường Quản Lý Môi Trường Nuôi Trồng Thủy Sản Tăng Cường Quản Lý Môi Trường Nuôi Trồng Thủy Sản

Hiện nay, môi trường nuôi trồng thủy sản tại một số vùng nuôi trong tỉnh Phú Yên không ổn định; độ mặn và độ kiềm trong nước rất thấp; ô nhiễm dinh dưỡng và ô nhiễm vi sinh cũng được phát hiện ở các vùng nuôi. Ngoài ra, bệnh tôm nuôi cũng tiếp tục diễn biến phức tạp tại các vùng nuôi thuộc huyện Tuy An…

19/03/2014
Khá Lên Nhờ Mạnh Dạn Đầu Tư Khá Lên Nhờ Mạnh Dạn Đầu Tư

Nuôi bò sữa ở vùng ngoại thành TPHCM đạt hiệu quả khá cao. Nhưng do tốc độ đô thị hóa và lao động ngày càng khan hiếm, nên người nuôi bò sữa TP từng bước cơ giới hóa các khâu. Giờ đây, các hộ nuôi bò sữa bắt đầu thấy rõ lợi ích việc sử dụng thiết bị khâu vắt sữa.

19/03/2014
Trao Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Nhãn Hiệu Cho “Kiệu Phù Mỹ” Trao Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Nhãn Hiệu Cho “Kiệu Phù Mỹ”

UBND huyện Phù Mỹ là cơ quan được giao quyền quản lý sử dụng giấy chứng nhận kể trên. Các sản phẩm được bảo hộ gồm: Củ kiệu khô, củ kiệu đã bảo quản, dưa làm từ củ kiệu, củ kiệu muối, củ kiệu tươi; các dịch vụ mua bán củ kiệu tươi, củ kiệu khô, củ kiệu đã bảo quản và chế biến.

19/03/2014
Bất Ổn Thị Trường Nấm Bất Ổn Thị Trường Nấm

Do thiếu công nghệ chế biến nên đặc điểm các loại nấm SX trong nước khi bán ra thị trường thường "thô", ít được người tiêu dùng lựa chọn.

19/03/2014
Xây Dựng Nhãn Hiệu Vải Chín Sớm Phương Nam Xây Dựng Nhãn Hiệu Vải Chín Sớm Phương Nam

So với giống vải ở nhiều nơi khác, vải chín sớm Phương Nam (TP Uông Bí - Quảng Ninh) có ưu thế hơn hẳn: Quả to, vỏ mỏng, gai thưa và ngắn, nhiều nước, vị ngọt hơi chua, mùi thơm, thường chín sớm hơn vải tu hú (mùa quả gắn với sự trở về của loài chim tu hú di cư) từ 7-10 ngày và vải thiều Thanh Hà (tỉnh Hải Dương) từ 30-40 ngày.

22/02/2014