Hà Nội Tập Trung Nâng Cao Chất Lượng Bò Giống

Chiều 17/10, tại huyện Sóc Sơn (Hà Nội), Trung tâm Phát triển Chăn nuôi Hà Nội tổ chức hội nghị bàn giải pháp phát triển giống bò trên địa bàn Hà Nội với sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp và đại diện các địa phương chăn nuôi nhiều bò của TP.
Theo Trung tâm Phát triển Chăn nuôi Hà Nội, tính đến tháng 9/2014 tổng đàn bò sữa của TP là 13.880 con với 3.156 hộ chăn nuôi, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm 2013. Sản lượng sữa đạt 100,5 tấn/ngày. Bò sữa chủ yếu được nuôi ở hai huyện Ba Vì và Gia Lâm. Năng suất sữa đạt 4.700kg/chu kỳ.
Về chăn nuôi bò thịt, bò sinh sản có 128.938 con với hơn 79.000 hộ chăn nuôi. Theo nhận định, Hà Nội là thị trường có tiềm năng tiêu thụ lớn về sữa và thịt bò nhưng hiện nay ngành chăn nuôi bò của Thủ đô mới đáp ứng được 9,6% nhu cầu.
Ông Nguyễn Ngọc Sơn – Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển Chăn nuôi Hà Nội cho biết, hiện nay TP đã và đang triển khai nhiều chương trình cải tiến, nâng cao chất lượng giống bò và đã đạt được kết quả bước đầu. Tuy nhiên, tỷ lệ thụ tinh nhân tạo trên đàn bò thịt còn thấp so với yêu cầu sản xuất (hiện mới đạt 44%).
Đồng thời chưa hình thành vùng sản xuất giống tập trung. Do đó, nhiệm vụ của ngành chăn nuôi bò TP trong thời gian tới là tập trung nâng cao chất lượng giống bò, trong đó phát huy mạnh mẽ ưu thế lai và phương pháp thụ tinh nhân tạo.
Có thể bạn quan tâm

Tận dụng tối đa “lực đẩy” từ Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” (CVĐ), Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với CVĐ chỉ rõ: Đến năm 2020, tất cả tỉnh, thành phố phải xây dựng Điểm bán hàng Việt Nam cố định, ưu tiên địa bàn nông thôn, miền núi.

Với nhiều lợi thế trong sản xuất nông nghiệp, thuận lơi trong giao thương, xuất khẩu hàng hóa nhưng tỉnh Quảng Trị vẫn gặp không ít khó khăn trong phát triển kinh tế nói chung, phát huy thế mạnh hàng nông, lâm sản nói riêng

Sau thỏa thuận ngày 17/9 để xoài Việt Nam được xuất khẩu (XK) sang Nhật Bản, theo thống kê của Cục Bảo vệ thực vật (BVTV), Bộ NN&PTNT, cho đến nay đã có 3 lô xoài Cát Chu được XK với sản lượng là 2 tấn.

Trong 2 tháng qua, thị trường phân bón được ghi nhận khá trầm lắng, giá cả giảm do nhu cầu sử dụng trong nước ở mức thấp và giá phân bón quốc tế giảm. Bước vào tháng 11, chuẩn bị cho vụ đông xuân, thị trường phân bón sẽ có nguồn cung dồi dào, giá không tăng đột biến.

Vừa qua, dư luận bàn tán sâu chuyện gạo Việt Nam đang thua gạo Campuchia, trong khi vấn đề xây dựng thương hiệu cho gạo Việt đến tháng 10-2015, Bộ NN&PTNT mới xác định vài giống lúa.