Hà Nội Tập Huấn Nuôi Trồng Thủy Sản An Toàn Sinh Học

Lớp tập huấn do Trạm Khuyến nông huyện Thanh Oai tổ chức nhằm chuyển giao khoa học kỹ thuật nuôi trồng thủy sản (NTTS) an toàn sinh học cho 30 chủ trang trại xã Cao Dương.
Hiện, các đối tượng thủy sản mới như cá chép V1, rô phi dòng Novit... được người nuôi lựa chọn - Nguồn: Trung tâm Khuyến nông Hà Nội
Khóa học nhằm bồi dưỡng kiến thức nuôi thủy sản an toàn sinh học cho các chủ trang trại trong việc đẩy mạnh nuôi các đối tượng mới như cá chép V1, rô phi dòng Novit... Từ đó, giúp nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân xã Cao Dương trong công cuộc xây dựng nông thôn mới.
Cũng tại khóa học, các học viên đã được cán bộ Trung tâm Khuyến nông Hà Nội truyền đạt những kiến thức cơ bản về nuôi cá an toàn sinh học, phương pháp quản lý nước ao nuôi bằng chế phẩm sinh học như: EMC, Bio DW, Bio Bac… định kỳ, tỷ lệ ghép đàn cá hợp lý để tận dụng các tầng nước ao nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Là loại cây dễ trồng và cho hiệu quả kinh tế cao, vài năm trở lại đây, nhiều nông dân Hưng Yên đã đưa cây đu đủ về trồng chuyên canh hoặc xen canh với các loại cây ăn quả lâu năm, cây rau màu cho thu nhập cao...

Sau thỏa thuận ngày 17/9 để xoài Việt Nam được xuất khẩu (XK) sang Nhật Bản, theo thống kê của Cục Bảo vệ thực vật (BVTV), Bộ NN&PTNT, cho đến nay đã có 3 lô xoài Cát Chu được XK với sản lượng là 2 tấn.

Nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân đã góp phần giúp nông dân huyện Đạ Tẻh (Lâm Đồng) hồi sinh nghề trồng dâu nuôi tằm.

Vụ đông được coi là vụ sản xuất đem lại nhiều thu nhập cho nông dân, và Bộ NNPTNT cũng đã chủ trương đưa vụ đông lên thành vụ sản xuất chính trong năm nay.

Triển khai từ năm 2013, đề án “Ngân hàng bò” của Hội Nông dân (ND) huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An nhanh chóng được nhân rộng, đỡ cho hàng chục hộ ND có vốn là con giống để phát triển chăn nuôi, từng bước thoát nghèo.