Hơn 40 Ha Tôm Nuôi Bị Nhiễm Bệnh Ở Quảng Ngãi

Từ đầu vụ đến nay, tỉnh Quảng Ngãi có hơn 40ha tôm bị dịch bệnh, trong đó 1/2 diện tích tập trung ở huyện Tư Nghĩa.
Đến nay, toàn tỉnh Quảng Ngãi mới thả nuôi hơn 300ha tôm với 260 triệu con giống vụ 1/2013, giảm so với cùng kỳ năm ngoái.
Nguyên nhân do dịch bệnh tôm nuôi kéo dài từ năm trước và ngay từ đầu vụ, nên nhiều hộ vẫn lo ngại chưa thả con giống. Từ đầu vụ đến nay, toàn tỉnh Quảng Ngãi có hơn 40 hecta tôm bị dịch bệnh, trong đó 1/2 diện tích tập trung ở huyện Tư Nghĩa.
Trong số 5 mẫu bệnh phẩm gửi Cơ quan Thú y Vùng IV xét nghiệm thì cả 5 mẫu đều dương tính virus gây bệnh đốm trắng. Hiện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo ngành thú y tiếp tục theo dõi, kịp thời phát hiện bệnh và hướng dẫn người nuôi xử lý, tránh lây lan trên diện rộng.
Bà Đỗ Thị Thu Đông, Phó phòng Nuôi trồng thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi cho biết: "Bộ NN&PTNT đã hướng dẫn địa phương các giải pháp: nuôi thưa, xét nghiệm kỹ con giống đầu vào. Các bệnh virus đã xét nghiệm, nhưng đặc biệt chú ý nhiễm khuẩn virbio. Đồng thời kiểm soát chặt chẽ các môi trường nuôi. Trên cơ sở chỉ đạo của Bộ NN&PTNT, qua các kênh truyền thông, tỉnh cũng đã có văn bản chỉ đạo về các địa phương thực hiện các giải pháp theo hướng dẫn".
Có thể bạn quan tâm

Sau một thời gian bị choáng ngợp bởi những lời giới thiệu có cánh về thịt bò ngoại, người tiêu dùng tỉnh táo nhận ra rằng hàng ngon cũng có mà hàng dở cũng nhiều!

Từ cây ăn trái “vô danh”, đến nay mãng cầu Xiêm đã trở thành cây trồng chủ lực của huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) với vùng chuyên canh mở rộng lên đến 850 ha. Tuy nhiên, sau thời gian phát triển, cây trồng này đang đối mặt với nhiều thách thức, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững.

Cây ăn trái được xác định là một trong những mặt hàng nông sản thế mạnh của vùng ĐBSCL, tuy nhiên việc phát triển vườn cây ăn trái chưa được như mong muốn bởi giá cả lên xuống thất thường, đầu ra thiếu ổn định. Xây dựng vùng chuyên canh cây ăn trái quy mô lớn, chất lượng cao để phục vụ tiêu thụ nội địa và đáp ứng nhu cầu xuất khẩu đang là vấn đề cấp bách đặt ra.

Ngày 8-7-2015, UBND tỉnh Bến Tre ban hành Chỉ thị số 01 về việc nghiêm cấm nhân, nuôi, phát tán đuông dừa trên địa bàn tỉnh. Đuông dừa được xác định là một trong những sinh vật gây hại trực tiếp đối với cây dừa, thuộc họ vòi voi, bộ cánh cứng, phân bố rộng trên các vùng trồng dừa của Bến Tre và cả nước. Đây là loại côn trùng gây hại nguy hiểm nhất cho cây dừa, rất khó phát hiện.

Với mã số được cấp (PUC) là DE.09.02.01.001, Tổ hợp tác sản xuất nhãn tiêu da bò xã Tân Hạnh (Long Hồ) là đơn vị đầu tiên của tỉnh Vĩnh Long vinh dự được Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Vĩnh Long hỗ trợ xây dựng mô hình khắc phục bệnh chổi rồng và đủ điều kiện để cấp mã số vùng trồng theo các chỉ tiêu đảm bảo yêu cầu vệ sinh thực phẩm và tuân thủ quy định về kiểm dịch thực vật của Bộ Nông nghiệp Mỹ.