Hà Nội Tăng Cường Quản Lý An Toàn Thực Phẩm

Ngày 13/1, UBND TP Hà Nội đã ban hành chỉ thị về việc tăng cường quản lý nhà nước về chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm sản trên địa bàn năm 2015.
Theo đó, UBND các quận, huyện, thị xã chủ động bố trí nhân lực, cơ sở vật chất, thiết bị, kinh phí cho hoạt động quản lý.
Xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra, đánh giá phân loại cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư, sản phẩm nông lâm thủy sản, cấp giấy chứng nhận.
Định kỳ hàng quý thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng danh sách các cơ sở đủ và không đủ điều kiện.
Sở NN-PTNT tham mưu cho UBND thành phố ban hành quy định phân công, phân cấp quản lý giữa các đơn vị thuộc sở, giữa các sở, ngành, quận, huyện, xã để tránh chồng chéo…
Có thể bạn quan tâm

Theo Chi Cục Quản lý thị trường tỉnh Bạc Liêu, có đến 50% mẫu thuốc thủy sản được kiểm tra từ đầu năm đến nay không đảm bảo chất lượng.

Giá tôm thẻ chân trắng năm 2013 tại ĐBSCL, đặc biệt ở Trà Vinh, Bến Tre, Sóc Trăng… chạm mốc kỷ lục 200.000 đ/kg. Người nuôi tôm lời hàng trăm triệu đồng chỉ sau 3 tháng thả nuôi. Con tôm thẻ chân trắng đã “soán ngôi” con tôm sú về năng suất, sản lượng.

Mục tiêu của Dự án là cải tiến, nâng cao chất lượng đàn bò thịt tại Bến Tre nhằm đưa cơ cấu giống bò thịt chất lượng cao từ 3% (năm 2010) lên 15% (năm 2015), góp phần làm thay đổi cơ cấu giống bò, hình thành ngành sản xuất chăn nuôi bò thịt.

Rời quê hương Bắc Giang với hai bàn tay trắng, ông Nguyễn Văn Minh (khu phố Ba Đình, thị trấn Thái Hòa, huyện Tân Uyên - Bình Dương) đã chọn Bình Dương làm quê hương thứ hai để lập nghiệp. Với mô hình VAC (vườn - ao - chuồng), hàng năm ông Minh đã thu được tiền tỷ và là một trong những gương nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi 5 năm liền của tỉnh.

Thời gian qua, việc mạnh dạn chuyển đổi vật nuôi, cây trồng không chỉ làm đa dạng mô hình sản xuất mà nó còn góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho nhiều nông hộ ở đồng bằng sông Cửu Long.