Hà Nội Tăng Cường Quản Lý An Toàn Thực Phẩm

Ngày 13/1, UBND TP Hà Nội đã ban hành chỉ thị về việc tăng cường quản lý nhà nước về chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm sản trên địa bàn năm 2015.
Theo đó, UBND các quận, huyện, thị xã chủ động bố trí nhân lực, cơ sở vật chất, thiết bị, kinh phí cho hoạt động quản lý.
Xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra, đánh giá phân loại cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư, sản phẩm nông lâm thủy sản, cấp giấy chứng nhận.
Định kỳ hàng quý thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng danh sách các cơ sở đủ và không đủ điều kiện.
Sở NN-PTNT tham mưu cho UBND thành phố ban hành quy định phân công, phân cấp quản lý giữa các đơn vị thuộc sở, giữa các sở, ngành, quận, huyện, xã để tránh chồng chéo…
Có thể bạn quan tâm

Ngày 29-10, Sở NN&PTNT tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất lương thực năm 2015 và sơ kết xây dựng Cánh đồng lớn sản xuất lúa; phương hướng, nhiệm vụ năm 2016.

Tính đến nay, diện tích lúa thu đông trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp xuống giống được 143.000ha, vượt 43% so với kế hoạch và tăng 20.000ha so với cùng kỳ.

Gia đình chị Nguyễn Thị Thạch ở thôn Chùa, xã Kiên Thành, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) thực hiện mô hình trồng gừng trâu dưới tán vải thiều. Hiệu quả là tiết kiệm được chi phí sản xuất, tăng hiệu quả sử dụng đất.

Mới đây, Sở Nông nghiệp - PTNT tỉnh Đắk Nông đã tổ chức đoàn kiểm tra chất lượng giống cây mắc ca tại các cơ sở gieo ươm, kinh doanh trên địa bàn toàn tỉnh. Qua kiểm tra cho thấy, nguồn giống tại các cơ sở này tiềm ẩn nhiều rủi ro khi người dân mua giống về trồng.
Tốt nghiệp Trung cấp cơ khí và là thợ sửa chữa máy trong thời bao cấp nhưng ông Đoàn Đắc Miên tại xã Sơn Nguyên - huyện Sơn Hòa – tỉnh Phú Yên được biết đến với tên gọi là ông Miên “mía”. Biệt danh Miên “mía” gắn chặt với cuộc đời lão nông tri điền này đã hơn 20 năm.