Hà Nội quy hoạch phát triển sản xuất lúa theo hướng bền vững

Đến năm 2020, Hà Nội sẽ duy trì được khoảng 80% mức tự túc lương thực, trong đó, vùng nông thôn đạt 100%, vùng nội thành đạt trên 60%.
UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định 3467/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch phát triển sản xuất lúa thành phố Hà Nội theo hướng bền vững giai đoạn đến năm 2020.
Theo đó, phê duyệt Quy hoạch phát triển sản xuất lúa TP Hà Nội theo hướng bền vững giai đoạn đến năm 2020 với mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng đất, duy trì quỹ đất trồng lúa, tự cung ứng được một phần nhu cầu lương thực có chất lượng cao cho TP trong điều kiện đất canh tác đang giảm dần với tốc độ cao, nâng cao thu nhập của người trồng lúa, giảm khoảng cách về mức sống của người sản xuất lúa và lao động trong các ngành kinh tế khác; góp phần ổn định sản xuất cho dân cư ở khu vực nông thôn.
Nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của TP. Cụ thể:
Giai đoạn 2013 - 2015 chuyển đổi khoảng 6.500 ha diện tích gieo trồng lúa sang cây trồng khác và kết hợp nuôi trồng thủy sản.
Giai đoạn 2016 - 2020 chuyển đổi khoảng 14.500 ha diện tích gieo trồng lúa sang cây trồng khác và kết hợp nuôi trồng thủy sản.
Duy trì được khoảng 80% mức tự túc lương thực của TP đến năm 2020; trong đó, vùng nông thôn đạt 100%, vùng nội thành đạt trên 60%.
Phát triển, nâng diện tích lúa hàng hóa tập trung có chất lượng, năng suất cao từ mức khoảng 46,5% năm 2015 lên khoảng 66% vào năm 2020 tại những vùng có điều kiện đất đai phù hợp, thuận lợi về tưới tiêu và ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất.
Nâng giá trị sản xuất lúa trên một đơn vị diện tích đất canh tác từ mức trên: 150 triệu đồng/ha/năm năm 2015 lên mức trên 180 triệu đồng/ha/năm vào năm 2020.
UBND TP giao Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công bố công khai toàn bộ tài liệu quy hoạch sản xuất lúa, chuyển đổi đất lúa của TP trên các phương tiện thông tin và các quận/huyện khi quy hoạch được phê duyệt. Chủ trì, phối hợp với Sở Tài Nguyên và Môi trường quản lý quy hoạch sản xuất lúa, chuyển đổi đất lúa trên phạm vi toàn TP theo chức năng nhiệm vụ được giao.
Hướng dẫn UBND các huyện, quận, thị xã xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện Quy hoạch; theo dõi các quận/huyện trong việc triển khai thực hiện quy hoạch; đánh giá tình hình thực hiện, báo cáo UBND TP theo định kỳ.
Thực hiện và đề xuất điều chỉnh quy hoạch khi có sự điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng khác có liên quan của TP, hoặc khi có tác động của thiên tai làm thay đổi diện tích, cơ cấu, khả năng sử dụng đất lúa, hoặc xuất hiện yếu tố mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Hướng dẫn việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ trong sản xuất để phát triển sản xuất lúa gạo và chuyển đổi đất lúa bền vững, hiệu quả.
Đến năm 2020, Hà Nội sẽ duy trì được khoảng 80% mức tự túc lương thực, trong đó, vùng nông thôn đạt 100%, vùng nội thành đạt trên 60%.
UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định 3467/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch phát triển sản xuất lúa thành phố Hà Nội theo hướng bền vững giai đoạn đến năm 2020.
Theo đó, phê duyệt Quy hoạch phát triển sản xuất lúa TP Hà Nội theo hướng bền vững giai đoạn đến năm 2020 với mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng đất, duy trì quỹ đất trồng lúa, tự cung ứng được một phần nhu cầu lương thực có chất lượng cao cho TP trong điều kiện đất canh tác đang giảm dần với tốc độ cao, nâng cao thu nhập của người trồng lúa, giảm khoảng cách về mức sống của người sản xuất lúa và lao động trong các ngành kinh tế khác; góp phần ổn định sản xuất cho dân cư ở khu vực nông thôn.
Nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của TP. Cụ thể:
Giai đoạn 2013 - 2015 chuyển đổi khoảng 6.500 ha diện tích gieo trồng lúa sang cây trồng khác và kết hợp nuôi trồng thủy sản.
Giai đoạn 2016 - 2020 chuyển đổi khoảng 14.500 ha diện tích gieo trồng lúa sang cây trồng khác và kết hợp nuôi trồng thủy sản.
Duy trì được khoảng 80% mức tự túc lương thực của TP đến năm 2020; trong đó, vùng nông thôn đạt 100%, vùng nội thành đạt trên 60%.
Phát triển, nâng diện tích lúa hàng hóa tập trung có chất lượng, năng suất cao từ mức khoảng 46,5% năm 2015 lên khoảng 66% vào năm 2020 tại những vùng có điều kiện đất đai phù hợp, thuận lợi về tưới tiêu và ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất.
Nâng giá trị sản xuất lúa trên một đơn vị diện tích đất canh tác từ mức trên: 150 triệu đồng/ha/năm năm 2015 lên mức trên 180 triệu đồng/ha/năm vào năm 2020.
UBND TP giao Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công bố công khai toàn bộ tài liệu quy hoạch sản xuất lúa, chuyển đổi đất lúa của TP trên các phương tiện thông tin và các quận/huyện khi quy hoạch được phê duyệt. Chủ trì, phối hợp với Sở Tài Nguyên và Môi trường quản lý quy hoạch sản xuất lúa, chuyển đổi đất lúa trên phạm vi toàn TP theo chức năng nhiệm vụ được giao.
Hướng dẫn UBND các huyện, quận, thị xã xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện Quy hoạch; theo dõi các quận/huyện trong việc triển khai thực hiện quy hoạch; đánh giá tình hình thực hiện, báo cáo UBND TP theo định kỳ.
Thực hiện và đề xuất điều chỉnh quy hoạch khi có sự điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng khác có liên quan của TP, hoặc khi có tác động của thiên tai làm thay đổi diện tích, cơ cấu, khả năng sử dụng đất lúa, hoặc xuất hiện yếu tố mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Hướng dẫn việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ trong sản xuất để phát triển sản xuất lúa gạo và chuyển đổi đất lúa bền vững, hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm

Khó khăn lớn nhất hiện nay mà các địa phương gặp phải trong việc sản xuất vụ lúa trên đất nuôi tôm là nguồn vốn còn hạn chế để đầu tư các công trình thuỷ lợi khép kín. Bên cạnh đó, thời tiết cũng được xem là yếu tố quan trọng, quyết định thành bại vụ lúa trên đất nuôi tôm.

Sau thời gian tạm lắng kể từ vụ khoai lang năm 2012, hiện nhiều nông dân trồng khoai ở Bình Tân (Vĩnh Long) lại điêu đứng nạn sâu “lạ” đục củ tấn công trở lại, làm giảm năng suất và giá cả.

Báo Hải Phòng số ra ngày 10-10, có bài “Huyện An Dương (Hải Phòng): Nhiều diện tích trồng cà chua chết không rõ nguyên nhân”. Ngay sau khi báo đăng, Đoàn công tác của Sở Nông nghiệp- PTNT tìm hiểu nguyên nhân và có giải pháp hướng dẫn nông dân khắc phục tình trạng này.

Hội Nông dân huyện Châu Đức đã phối hợp với Hội Hồ tiêu tỉnh BR - VT xây dựng mô hình trình diễn sản xuất tiêu sạch theo tiêu chuẩn VietGap tại 4 xã: Bàu Chinh, Sơn Bình, Láng Lớn và Quảng Thành. Theo Hội Hồ tiêu tỉnh, đây là một trong những bước chuẩn bị tiếp đón Hiệp Hội hồ tiêu thế giới đến khảo sát, đánh giá về tình hình sản xuất và chất lượng sản phẩm hồ tiêu trên địa bàn tỉnh.

Theo thống kê của Cục Trồng trọt, vụ mùa 2014 vùng duyên hải Nam Trung bộ - Tây Nguyên mặc dù điều kiện khí hậu diễn biến phức tạp, tuy nhiên năng suất trồng trọt tại khu vực này đạt cao nhất từ trước đến nay, đặc biệt là cây lúa. Theo đó, năng suất lúa bình quân toàn vùng đạt 63,1 tạ/ha, cao hơn năm trước 3,5 tạ/ha; sản lượng đạt 1,66 triệu tấn, tăng gần 142.000 tấn.