Hà Nội Nghiên Cứu Thành Công Giống Lúa Mới Năng Suất Cao

Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội cho biết đã nghiên cứu thành công giống lúa mới vụ Xuân 2014, kết quả thu hoạch lúa vụ Xuân đạt hiệu quả rất rõ rệt về chống đổ, khả năng chịu rét, chống nhiễm bệnh và năng suất đạt cao hơn giống lúa truyền thống từ 5-10 tạ/ha.
Được biết, vụ Xuân 2014, Trung tâm đã khảo nghiệm nhóm năng suất gồm giống DQ12 và KB2, nhóm đối chứng là Khang dân 18; Nhóm chất lượng gồm giống Sơn Lâm 1, Thuần Việt 1 và Hương cốm 4, giống đối chứng là Bắc thơm số 7 tại các xã đại diện cho các vùng sinh thái sản xuất lúa của Hà Nội như xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ; xã Mỹ Thành, huyện Mỹ Đức; xã Đông Xuân, huyện Sóc Sơn và Trạm thực nghiệm giống cây trồng của Trung tâm tại Thường Tín.
Kết quả khảo nghiệm nhóm lúa thuần chất lượng cho thấy giống Sơn Lâm 1 có thời gian sinh trưởng tương đương Bắc thơm số 7, chống đổ trung bình, khả năng chịu rét khá, nhiễm khô vằn, bọ rầy trung bình, bạc lá, đạo ôn nhẹ, năng suất trung bình 56,39 tạ/ha, cao hơn BT7 5-7 tạ/ha, thích hợp các chân ruộng vàn, vàn trũng.
Giống Thuần Việt 1 có thời gian sinh trưởng dài hơn Bắc thơm số 7 từ 5-7 ngày, chống đổ khá, khả năng chịu rét khá, kháng khô vằn, bạc lá, bọ rầy, đạo ôn khá, nhiễm đốm nâu nhẹ, năng suất trung bình 56,68 tạ/ha cao hơn Bắc thơm số 7 từ 5-10 tạ/ha, thích hợp các chân ruộng vàn, vàn trũng.
Đánh giá khảo nghiệm nhóm lúa thuần năng suất cho thấy, giống DQ12 có thời gian sinh trưởng ngắn hơn giống Khang dân 18 từ 3-5 ngày, chống đổ trung bình, khả năng chịu rét khá, nhiễm khô vằn, bọ rầy trung bình, nhiễm đạo ôn nhẹ, năng suất trung bình 63,12 tạ/ha tương đương giống Khang dân 18, thích hợp các chân ruộng vàn, vàn cao.
Trong sản xuất thử nghiệm tiến hành với hai giống Bắc thơm số 7 kháng bạc lá và QR2 tại các Hợp tác xã nông nghiệp xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ; xã Mỹ Thành, huyện Mỹ Đức; xã Đông Xuân, huyện Sóc Sơn, trên tổng diện tích 9ha. Các giống được gieo cấy trong khung thời vụ của từng địa phương.
Kết quả thử nghiệm tại các hợp tác xã cho thấy, giống Bắc thơm số 7 kháng bạc lá thời gian sinh trưởng từ 133-135 ngày, chống đổ, chịu rét khá, nhiễm khô vằn, bọ rày, đạo ôn nhẹ, năng suất đạt từ 52-60 tạ/ha, chất lượng gạo ngon, thích hợp các chân ruộng vàn, vàn cao.
Giống QR2 thời gian sinh trưởng từ 128 đến 130 ngày, ngắn hơn Bắc thơm 5-7 ngày, chống đổ và khả năng chịu rét khá, nhiễm khô vằn, bọ rày trung bình, bạc lá, đạo ôn nhẹ, năng suất đạt từ 54-56 tạ/ha; thích hợp các chân ruộng vàn, vàn cao.
Qua đánh giá ba vụ cho thấy giống QR2 có thời gian sinh trưởng ngắn hơn Khang dân từ 5-7 ngày, năng suất 54-56 tạ/ha, gạo dẻo có thể bố trí cấy vụ mùa để có đất sớm làm vụ Đông.
Qua đó, có kết quả chính xác trước khi đưa các giống lúa mới này ra sản xuất thử nghiệm trên diện rộng, đồng thời tiếp tục cho sản xuất thử nghiệm giống QR2 ở vụ mùa để có kết luận chính xác trước khi đưa vào cơ cấu giống lúa của Hà Nội, đưa giống Bắc thơm số 7 kháng bạc lá vào cơ cấu giống sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao năm 2014 để giảm bớt giống Bắc thơm số 7 hiện nay do dễ bị nhiễm bệnh bạc lá nhất là trong vụ mùa.
Có thể bạn quan tâm

Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới (WB), nếu hiện nay 12 nước trong TPP sản xuất hàng năm khoảng 113,7 triệu tấn lúa mỳ và 403 triệu tấn các loại ngũ cốc khác, thì sản lượng gạo chỉ đạt 45,3 triệu tấn, chiếm 8% trong cơ cấu sản xuất lương thực của khối này.

Dù đã xuất hiện nhiều trang trại nuôi các con đặc sản trong những năm gần đây, song do nhu cầu ăn các con đặc sản sạch ngày một tăng lên, nên có thể nói, con đặc sản dù đắt nhưng đầu ra thì vẫn mênh mông...

Các cơ quan chức năng đã phát hiện và bắt quả tang một doanh nghiệp tại Hải Dương đang trộn chất vàng ô - chất ngoài danh mục được phép sử dụng vào sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Theo đại diện Cục Chăn nuôi, đây là nồng độ chất cấm rất cao lấy từ mẫu nước tiểu của heo, lên đến 665 ppb (so với mức 2ppb quy định cho phép).

Mường La là huyện đặc biệt khó khăn của tỉnh Sơn La và có khá nhiều diện tích rừng nằm trong dãy núi Hoàng Liên Sơn hùng vĩ với nguồn lâm sản phong phú.