Đã tìm được gen lúa vừa ngon cơm, vừa có năng suất cao

Đây là một khám phá quan trọng trong khoa học lúa gạo, vì từ trước đến giờ, các nhà di truyền chọn giống thấy rằng có một sự đánh đổi di truyền trong chọn tạo giống cây trồng, nên khó có thể đạt cả hai mục tiêu trên cùng một lúc, nghĩa là việc kết hợp các gen ngon cơm với gen năng suất cao hầu như không thể tạo nên được trong một giống lúa.
Vì vậy trong thực tế các giống lúa có gạo thơm, ngon cơm hạt dài thường cho năng suất không quá 4 tấn/ha, trong khi các giống lúa có năng suất cao hơn 5 tấn/ha thì chất lượng thấp hơn, ít thơm và kém ngon cơm.
Ông Fu Xiangdong, chủ trì một nhóm nghiên cứu của Viện Hàn Lâm Khoa Học Trung Quốc, đã phối hợp hai giống lúa - một giống lúa lai được trồng rất phổ biến nhưng không ngon cơm và một giống khác có chất lượng cao hơn nhưng ít được trồng, để xác định vị trí biến thể di truyền nào điều khiển sự khác biệt trong chất lượng gạo.
Họ phát hiện những đột biến từ một gen đặc biệt đã tạo nên một giống mới có hạt thon dài hơn, ngon cơm, ít bạc bụng và năng suất cao hơn, ở vị trí đặc biệt gọi là gen LOC_Os07g41200. Sau đó, họ sử dụng gen này để tạo nên nhiều dòng thử nghiệm có năng suất cao, chất lượng tốt hơn.
Một nhóm nghiên cứu khác của Viện cũng sử dụng phương pháp tương tự và đã xác định trong các biến thể cũng có một gen LOC_Os07g41200. Với kết quả này các nhà lai tạo giống lúa có thể kết hợp các phiên bản của gen này với những gen điều khiển chất lượng khác để tạo ra những giống tốt hơn và hiệu quả hơn.
Một thông cáo báo chí của tạp chí Nature cho biết "Cả hai nghiên cứu đã chứng minh rằng các biến thể gen khác có đặc tính cải thiện năng suất hoặc những hình tính khác ảnh hưởng đến chất lượng hạt gạo có thể được phối hợp với biến thể LOC_Os07g41200 điều khiển chất lượng cao để tạo các giống lúa mới ưu việt".
Đây là nghiên cứu mới nhất trong một loạt các phát hiện gen lúa ưu việt, mở ra một triển vọng lớn cho ngành lai tạo giống lúa vừa có chất lượng cao vừa năng suất cao. Trước viễn cảnh hành tinh của chúng ta trong vòng 10 năm nữa (2025) dân số thế giới sẽ tăng thêm 800 triệu người, đạt khoảng 8,1 tỷ người, dự kiến sản xuất lương thực thế giới phải tăng thêm 50% so hiện nay trong khi tài nguyên đất đai và nước tưới ngày càng không lường được trước hiểm họa biến đổi khí hậu, thì với những gen lúa ưu việt như thế này, nông dân sẽ có có cơ hội tăng sản lượng lúa chất lượng cao bán được giá cao hơn nên thu nhập sẽ cao hơn và người tiêu dùng sẽ ăn được gạo ngon thơm hơn.
Có thể bạn quan tâm

Sớm chọn ra hướng đi đúng và với những nỗ lực không ngừng nhiều năm liền của các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan kỹ thuật chuyên ngành nông nghiệp…và cả rất nhiều người làm nông, Đà Lạt hiện được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá là địa phương đứng đầu trong cả nước về sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. “Nông nghiệp xanh” ở vùng đất Nam Tây Nguyên này.

Vụ mùa vừa qua, với 1,2 ha tiêu, anh Hoàng Văn Minh, ở thôn 3, xã Kiến Thành thu về được hơn 3,6 tấn hạt tiêu. Theo tính toán của gia đình anh thì sau khi trừ chi phí đầu tư vẫn còn lãi hơn 300 triệu đồng.

Trong năm 2013, ngành Nông nghiệp đã thực hiện nhiều mô hình trình diễn về các loại rau theo hướng an toàn, không chỉ đạt lợi nhuận cao mà còn giúp nông dân tiếp cận và nhận thức được tầm quan trọng của việc áp dụng các khoa học kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất.

Sau khi tìm hiểu, học tập kinh nghiệm từ những người khác, vợ chồng anh Đào Thanh Hùng và chị Trịnh Thị Xuân Hiền ở thôn Tân Tiến, xã Đắk Ru (Đắk R’lấp) đã nuôi thử nghiệm heo rừng.

Theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh, qua gần 3 năm triển khai, đến nay có thể khẳng định giống gà J-Dabaco rất phù hợp với điều kiện, khí hậu của Đắk Nông, có nhiều ưu điểm vượt trội so với giống gà địa phương, được nông dân hưởng ứng, nhân rộng.