Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hà Nội Mở Lối Ra Cho Rau An Toàn

Hà Nội Mở Lối Ra Cho Rau An Toàn
Ngày đăng: 27/12/2014

Để giải quyết thực trạng rau an toàn (RAT) sản xuất ra không có nơi tiêu thụ, trong khi đó, người tiêu dùng lại không biết mua RAT ở đâu, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp Hà Nội đã tổ chức các hoạt động liên kết giữa người sản xuất với người tiêu dùng (NTD) và DN. Hy vọng, với cách làm này, sẽ giải quyết được những tồn tại để mở lối ra cho RAT.

Trải nghiệm vùng RAT

Được đến thăm vùng sản xuất RAT thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, do Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp phối hợp với Hội Phụ nữ quận Đống Đa tổ chức, chị Vũ Hồng Vân, phường Kim Liên rất phấn khởi.
Chứng kiến tận mắt quy trình từ chăm sóc RAT đến thu hái rồi chuyển vào khu sơ chế, đóng gói sản phẩm, chị Vân đã phần nào yên tâm về chất lượng RAT. Chị chia sẻ: "Nếu xây dựng được những quầy phân phối RAT đã được chứng nhận chất lượng trong các khu dân cư thì NTD sẽ tiếp cận được sản phẩm chất lượng đảm bảo và giá thành rẻ hơn".
Về phía người sản xuất, được tiếp cận với NTD là cơ hội rất lớn để giới thiệu, quảng bá sản phẩm và nắm bắt nhu cầu, thị hiếu của thị trường. Ông Hoàng Văn Toàn - Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp Chúc Sơn cho biết, thị trấn Chúc Sơn có 90ha rau màu, trong đó vùng quy hoạch sản xuất RAT chiếm 65ha.
Tính đến nay, diện tích rau được Sở NN&PTNT cấp chứng nhận vùng sản xuất RAT của thị trấn 62,5ha. Sản lượng cung ứng bình quân trên 20 tấn/ngày với hơn 20 chủng loại rau, chủ yếu là su hào, bắp cải, súp lơ, cải ngồng… Tuy nhiên hiện nay, đa số bà con nông dân phải tự tiêu thụ ở các chợ. Do đó, HTX mong muốn qua những chương trình kết nối giữa người sản xuất và NTD, đầu ra của sản phẩm RAT sẽ rộng mở hơn.
An toàn thực phẩm đang là vấn đề bức xúc của toàn xã hội và được TP Hà Nội rất quan tâm. Đối với sản phẩm rau, củ, quả, nguy cơ mất an toàn chủ yếu do người sản xuất lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng nhiều phân vô cơ hoặc phân hữu cơ chưa hoai mục và nền đất nhiễm kim loại nặng. Do vậy, các chương trình thực tế gắn kết người sản xuất còn góp phần giúp cho NTD nâng cao được kỹ năng nhận diện sản phẩm an toàn.
Liên kết nhóm hộ nông dân và DN
Bên cạnh hoạt động kết nối với NTD, để mở rộng đầu ra cho RAT, người sản xuất cần phải liên kết với DN và đặc biệt, bản thân các hộ nông dân cũng phải liên kết với nhau thành các nhóm hộ. Đại diện HTX Nông nghiệp Chúc Sơn chia sẻ, trồng RAT là hướng đi mang lại hiệu quả kinh tế cao, cho thu nhập 300 triệu đồng/ha, cao gấp 4 - 5 lần so với cấy lúa. Hiện tại, HTX Nông nghiệp Chúc Sơn mới bắt đầu liên kết với Công ty CP Sản xuất và Thương mại Tâm Đức Tín để tiêu thụ RAT với số lượng nhỏ. Do đó, sự liên kết giữa nhóm hộ nông dân trong vùng sẽ đóng vai trò quan trọng để cùng nhau xây dựng, khẳng định thương hiệu và tìm đầu ra cho RAT. Trong đó, bản thân mỗi người nông dân phải có trách nhiệm đảm bảo chất lượng sản phẩm theo đúng quy trình an toàn.
Ông Đỗ Hoàng Thạch - Trưởng phòng Thông tin truyền thông tư vấn (Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp Hà Nội) phân tích, trong sản xuất, người nông dân hiện vẫn chưa liên kết với nhau tạo thành vùng nguyên liệu lớn nên DN chưa mặn mà vào thu mua, tiêu thụ sản phẩm.
Điều đáng nói, liên kết giữa DN và nông dân chưa bền chặt nên khi sản phẩm nhiều thì DN ép giá, khi thiếu sản phẩm thì người nông dân trà trộn hàng không đạt chất lượng bán cho DN. Bởi vậy, việc liên kết sản xuất - tiêu thụ RAT theo mô hình chuỗi có sự tham gia của cả nông dân - DN - nhà quản lý - người tiêu dùng có vai trò quyết định trong phát triển các vùng RAT.
Với điều kiện ruộng đất nhỏ hẹp hiện nay, liên kết đầu tiên bắt nguồn từ chính các hộ nông dân để tạo thành vùng sản xuất lớn, từ đó thu hút DN vào bao tiêu sản phẩm. Tiếp theo, khi đã có sự hợp tác cả DN, Nhà nước và NTD sẽ có sự phân phối hài hòa lợi ích giữa các bên, có như vậy chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ RAT nói riêng và nông sản nói chung mới đảm bảo được tính bền vững.


Có thể bạn quan tâm

Gà Miền Nam Ngập Tràn Chợ Bắc Gà Miền Nam Ngập Tràn Chợ Bắc

Nói đến sự biến động về giá gà lông màu, không nơi nào nhạy cảm hơn thủ phủ gà đồi Bắc Giang. Gặp người chăn nuôi tại những vùng gà lớn như Yên Thế, Tân Yên, Lục Ngạn, Lục Nam, chúng tôi cảm nhận rõ sự ngỡ ngàng, nuối tiếc của người chăn nuôi khi giá gà đột ngột lao dốc không phanh.

20/10/2014
Bình Định Hoàn Thiện Quy Trình Khai Thác Cá Ngừ Đại Dương Theo Chuỗi Bình Định Hoàn Thiện Quy Trình Khai Thác Cá Ngừ Đại Dương Theo Chuỗi

Chuyến cá ngừ đầu tiên được ngư dân tỉnh Bình Định đưa sang bán đấu giá tại Trung tâm đấu giá Osaka (Nhật Bản) không được như kỳ vọng. Đây là chuyến hàng đầu tiên áp dụng quy trình đánh bắt, bảo quản cá ngừ theo công nghệ Nhật Bản nên chưa đặt nặng vấn đề lợi nhuận. Thế nhưng, từ đó cũng đặt ra nhiều vấn đề với ngư dân và chính quyền tỉnh Bình Định.

20/10/2014
Xuất Khẩu Thủy Sản Của Cần Thơ Sẽ Tăng Mạnh Vào Cuối Năm Xuất Khẩu Thủy Sản Của Cần Thơ Sẽ Tăng Mạnh Vào Cuối Năm

Theo ông Trương Quang Hoài Nam, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ, từ tháng Sáu đến nay, xuất khẩu thủy sản liên tục tang, từ mức xuất khẩu 38 triệu USD trong tháng Sáu đã tăng lên 49 triệu USD trong tháng Chín vừa qua.

20/10/2014
Giá Tôm Hùm Maine Cao Do Thiếu Hàng Giá Tôm Hùm Maine Cao Do Thiếu Hàng

Một số người đang tìm kiếm sản phẩm thay thế hoặc đợi giá xuống thấp. Trong khi chuỗi nhà hàng lớn có thể bỏ các món liên quan đến tôm hùm thì các nhà hàng nhỏ tìm kiếm các cách “sáng tạo” từ loài này.

20/10/2014
Mức Tiêu Thụ Hải Sản Ở Tây Ban Nha Cao Mức Tiêu Thụ Hải Sản Ở Tây Ban Nha Cao

Theo khảo sát, 75,1% người tiêu dùng ăn hải sản không vì thích mà do giá trị dinh dưỡng. Vì vậy, các sản phẩm thủy sản nên nhấn mạnh đến chức năng dinh dưỡng. Angels Segura, phụ trách lĩnh vực thủy sản của AECOC, khuyến khích tập trung vào sự hấp dẫn và dễ nấu của các sản phẩm thủy sản.

20/10/2014