Khoai tây Trung Quốc lại được vào chợ Đà Lạt
Ngày 10-11, Chủ tịch UBND TP Đà Lạt (Lâm Đồng) đã đồng ý cho các tiểu thương nhập lại khoai tây Trung Quốc vào chợ nông sản Đà Lạt trước sự ngạc nhiên của rất nhiều người dân.
Nhiều tiểu thương ở chợ nông sản Đà Lạt tỏ ra khá vui mừng khi lệnh cấm trên bị bãi bỏ. Tuy nhiên, việc làm thiếu kiên quyết, mang tính nửa vời của chính quyền TP Đà Lạt lại khiến nhiều người dân tỏ ra thất vọng.
Trao đổi về vấn đề hủy lệnh cấm này, ông Dương Ngọc Đức, Trưởng phòng Kinh tế TP Đà Lạt, giải thích: Chính quyền TP cho phép nhập khoai tây Trung Quốc vào chợ nông sản Đà Lạt với điều kiện các tiểu thương, người cung cấp hàng hóa phải có đầy đủ chứng từ hóa đơn và phải cam kết không lấy đất đỏ bôi lên khoai Trung Quốc thành khoai Đà Lạt, mà chỉ được rửa sạch đất rồi đưa đi tiêu thụ.
Đồng thời, chính quyền TP Đà Lạt cũng yêu cầu các tiểu thương khi xuất khoai tây ra khỏi chợ nông sản Đà Lạt đều phải gắn nhãn hiệu trên bao bì ghi nguồn gốc xuất xứ rõ ràng (khoai tây của Trung Quốc hay khoai tây của Đà Lạt). Nếu tiểu thương nào vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm, có thể thu hồi mặt bằng kinh doanh vô điều kiện.
Ngay trong sáng 10-11, cơ quan chức năng của TP Đà Lạt đã làm việc với các tiểu thương ở chợ đầu mối để yêu cầu họ ký cam kết tuân thủ các quy định được đưa ra.
Trước đó, với quyết tâm lấy lại uy tín cho thương hiệu khoai tây Đà Lạt, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, UBND TP Đà Lạt đã yêu cầu tất cả 75 hộ kinh doanh ở chợ này (khoảng 24 hộ chuyên buôn bán khoai tây) phải ký cam kết không nhập khoai tây có nguồn gốc Trung Quốc.
Đồng thời, kể từ ngày 3-11, UBND TP Đà Lạt đã thành lập hẳn một tổ công tác liên ngành đóng chốt 24/24 giờ tại chợ nông sản Đà Lạt để kiểm tra, giám sát việc cấm nhập khoai tây Trung Quốc của các tiểu thương.
Tuy nhiên, từ khi có lệnh cấm, một số tiểu thương lại cho rằng mình bị gặp khó khăn trong việc kinh doanh nên đã bắt đầu tính đến chuyện trả lại mặt bằng để ra khỏi chợ tìm nơi kinh doanh mới.
Có người còn cho rằng lệnh cấm của UBND TP Đà Lạt chưa thực sự triệt để vì không thể ngăn tiểu thương nhập khoai tây Trung Quốc về và đem ra ngoài để trộn đất, biến thành khoai tây Đà Lạt sau đó mang đi tiêu thụ.
Có thể bạn quan tâm

Theo kế hoạch của ngành Nông nghiệp Bình Định, trong vụ ĐX 2014-2015, toàn tỉnh sẽ sản xuất 47.156 ha lúa, 16.230 ha hoa màu các loại… với nhu cầu khoảng 35.000 tấn phân bón các loại, như urê, NPK, lân, kali, DAP… Thời điểm này, giá phân bón đang giảm so với cùng kỳ năm ngoái.

Do người nuôi cá tra bị lỗ kéo dài nên ngừng nuôi, đã ảnh hưởng đến việc sản xuất và tiêu thụ thức ăn thuỷ sản cũng bị giảm sút đáng kể. Ước tháng 10/2014 thức ăn thuỷ sản đạt 2,7 ngàn tấn, tăng 1,92% so tháng trước và bằng 82,23% so cùng kỳ, cộng dồn 10 tháng năm 2014 đạt hơn 32,5 ngàn tấn, bằng 87,72% so cùng kỳ;

Bình Định là địa phương thực hiện hiệu quả việc ương tôm hùm giống bằng lồng. Năm 2013, việc nâng cấp tôm hùm lồng tập trung tại xã Nhơn Hải và phường Ghềnh Ráng, TP Quy Nhơn với tổng thể tích lồng ương 134,2 m3 (bằng 26,4% so với năm 2012), số lượng giống ương khoảng 61.500 con. Thể tích lồng ương tôm hùm giảm vì nguồn tôm giống khai thác từ tự nhiên khan hiếm, giá tôm giống tăng cao nên khả năng đầu tư của các hộ nuôi giảm.

Đây là nội dung quan trọng sau việc quy hoạch khi thực hiện Nghị định 36 để phục hồi ngành cá tra ở ĐBSCL. Theo đó, Bộ Tài chính đã có dự thảo thông tư hướng dẫn phương pháp tính giá thành và Hiệp hội Cá tra Việt Nam vừa tổ chức cuộc họp với đại diện 22 doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra để góp ý cho dự thảo.

Để tạo dựng được uy tín và thương hiệu tôm giống hàng đầu như hiện nay, bên cạnh việc không ngừng đầu tư khoa học công nghệ xây dựng cơ sở vật chất hiện đại thì mỗi cán bộ công nhân viên Công ty luôn tận tâm trong sản xuất kinh doanh phục vụ người nuôi tôm trên cả nước.