Hà Nội đầu tư gần 600 tỷ đồng vào nông nghiệp công nghệ cao

Cụ thể, tổng mức đầu tư dự toán sơ bộ để thực hiện dự án là khoảng 588 tỷ đồng, trong đó huy động xã hội hoá khoảng 122 tỷ đồng để đầu tư các hạng mục công trình có tính chất kinh doanh, có khả năng thu vốn; ngân sách thành phố khoảng 466 tỷ đồng để giải phóng mặt bằng và đầu tư các hạng mục công trình còn lại của dự án.
Mục tiêu của quy hoạch nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của thành phố, làm cơ sở để hình thành một trung tâm nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao kỹ thuật sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Về vị trí, khu đất nghiên cứu lập quy hoạch rộng 9,9ha có phía Đông Bắc và Tây Bắc giáp đất nông nghiệp của phường Yên Nghĩa; phía Đông Nam giáp đất nông nghiệp của phường Yên Nghĩa, hành lang bảo vệ tuyến đê hiện có và QL6; phía Tây Nam giáp đất nông nghiệp của phường Yên Nghĩa và dự án đầu tư ga depot cho tuyến xe buýt nhanh BRT đoạn từ Khuất Duy Tiến đến Ba La.
Khu đất lập quy hoạch sẽ được phân thành các khu chức năng chính, bao gồm: Đất khu nghiên cứu ứng dụng, trình diễn sản xuất giống nuôi cấy mô và trồng rau, hoa, quả công nghệ cao; đất khu nghiên cứu ứng dụng trình diễn nuôi trồng thủy sản công nghệ cao; đất khu nghiên cứu ứng dụng, trình diễn chăn nuôi bò sữa, bò thịt công nghệ cao; đất khu đào tạo, huấn luyện kỹ thuật sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cho nông dân; đất khu hành chính quản lý và khu lưu giữ truyền thống nông nghiệp Hà Nội...
Dự kiến, sau 5 năm (2015 - 2019) triển khai thực hiện, dự án sẽ hình thành một trung tâm nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao kỹ thuật sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và triển khai các hoạt động giới thiệu, trình diễn, quảng bá mô hình điểm về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, dịch vụ hỗ trợ, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm.
Có thể bạn quan tâm

Việc kết hợp các trang trại áp dụng ThaiGAP và nông sản sạch với du lịch càng thêm lan tỏa về thương hiệu nông sản Thái Lan.

Ở Việt Nam, hiện nay lạc là một trong các mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng, đem lại thu nhập nhanh cho nông dân và là nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.

Khi thực hiện tiêu chuẩn tự nguyện như những tiêu chuẩn ShAD xây dựng thì “chi phí để tuân thủ các tiêu chuẩn nuôi tôm là bao nhiêu?” Đây là câu hỏi đặc biệt quan trọng với người nuôi tôm quy mô nhỏ, những người đang phải đối mặt với những khó khăn làm hạn chế lợi nhuận của họ.

Nông dân xã Hàm Trí, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận đang thu hoạch ớt cao sản. Năm nay cây ớt trúng mùa, trúng giá nên ai cũng phấn khởi.

Vụ đông xuân năm 2012, xã Phú Cường (huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) xây dựng mô hình cánh đồng mẫu với tổng diện tích 1.800ha. Trong đó, gần 850ha được doanh nghiệp (DN) ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Tuy nhiên, đến ngày thu hoạch, DN đã không thu mua lúa cho nông dân.