Hà Nội áp dụng công nghệ tiên tiến trong chăn nuôi bò sữa

Đánh giá 5 thực hiện chương trình hợp tác chăn nuôi bò sữa, ông Tạ Văn Tường, Giám đốc Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội cho biết, nhờ có chương trình hợp tác mà điều kiện chăn nuôi bò sữa trong nông hộ được cải thiện rõ rệt.
Đó là trình độ chăn nuôi bò theo đúng quy trình kỹ thuật tăng lên.
Đặc biệt, các hộ đã biết áp dụng công nghệ cao, tiên tiến hiện đại vào chăn nuôi, nhất là đối với các hộ chăn nuôi có quy mô lớn (hơn 10 con bò sữa trở lên), góp phần đẩy mạnh cơ giới hóa nâng cao chất lượng sữa, tăng quy mô và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.
Qua 5 năm, tổng đàn bò sữa của thành phố Hà Nội đã tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng, đạt 15.000 con, tăng 181% về tổng đàn và 190% về sản lượng so với năm 2010
. Riêng huyện Ba Vì, tổng đàn bò sữa tăng hơn 3 lần so với năm 2010; trong đó có nhiều xã chăn nuôi trọng điểm phát triển mạnh hiệu quả rõ rệt như Tân Lĩnh (2.454 con), Vân Hòa (3.471 con), Phù Đổng (2.133 con), Phượng Cách (229 con).
Bên cạnh đó, chương trình hợp tác cũng đã xây dựng được vùng nguyên liệu ổn định, có chất lượng, đào tạo nghề, chuyển giao kỹ thuật trong chăn nuôi, thu gom, bảo quản tiêu thụ sữa tươi đến nông hộ, giúp hộ chăn nuôi nâng cao năng xuất chất lượng sữa, hiệu quả chăn nuôi.
Tuy nhiên, chương trình này mới chỉ tập trung ở các xã trọng điểm, còn ở một số vùng khác chưa được quan tâm đầu tư đúng mức như Gia Lâm, Đan Phượng, Đông Anh, Phúc Thọ...
Ngoài ra, thời gian gần đây giá sữa bột giảm mạnh đã ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển chăn nuôi bò sữa và hiệu quả kinh tế của người dân.
Để phát triển đàn bò sữa bền vững, thời gian tới, Hà Nội sẽ tập trung vào triển khai xây dựng quy trình chăn nuôi, quy chế quản lý chuỗi và quản lý chất lượng sản phẩm, đẩy nhanh cơ giới hóa trong chăn nuôi bò sữa, tăng cường các biện pháp phòng chống viêm vú cho đàn bò sữa.
Hướng dẫn kiểm tra giám sát tại các cơ sở chăn nuôi, cơ sở thu gom nhằm quản lý tốt chất lượng sữa, tập huấn kỹ thuật cho các hộ chăn nuôi, người làm công tác thu gom sữa, chú trọng tuyên truyền, quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng...
Tại hội nghị, các đại biểu cũng kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở ngành có liên qua cần kiểm tra chặt chẽ việc sản xuất kinh doanh của các công ty sản xuất kinh doanh sữa trên địa bàn để minh bạch sản phẩm sữa tươi và sữa bột hoàn nguyên do các công ty sản xuất; tạo điều kiện để các sản phẩm sữa tươi sản xuất trong nước được tiếp cận rộng rãi.
Thuận lợi với thị trường tiêu dùng cũng như đưa vào hệ thống trường học, bệnh viện...; xây dựng bộ quy chuẩn về sữa nhập khẩu, sữa hoàn nguyên, sữa tươi để định hướng đúng cho người tiêu dùng.
Có thể bạn quan tâm

Từ trồng 3 vụ lúa nếp/năm, mấy năm gần đây, Hiệp Xương (huyện Phú Tân, An Giang) đã chuyển hơn 150ha sang trồng 2 vụ lúa nếp và 1 vụ trồng rau muống lấy hạt.

Cũng như nhiều người nuôi tôm khác ở đồng bằng sông Cửu Long, anh Huỳnh Chí Thanh ngụ tại xã Tân Dân, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau rất lo lắng trước tình hình dịch bệnh trên tôm bùng phát và gây thiệt hại. Tuy nhiên, kể từ khi tham gia mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến do ngành nông nghiệp tỉnh triển khai thì những lo lắng đó không còn nữa.

Với quyết định tìm hướng đi mới để làm giàu, anh Chu Đình Dục (38 tuổi), ở thôn Trung, xã Đồng Than, huyện Yên Mỹ, Hưng Yên đã tìm đến nghề nuôi gà Đông Tảo.

Địa hình đồi núi, ruộng bậc thang, đường sá đi lại khó khăn, trình độ dân trí hạn chế... đang là những cản trở lớn khiến việc thực hiện xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Cao Phong khó khăn.

Bắt đầu từ xã Thới Thạnh (Bến Tre), năm 2008, Dự án Heifer đầu tư cho địa phương 40 con bò (trị giá ban đầu mỗi con hơn 10 triệu đồng, trọng lượng khoảng 180 kg) dành cho những hộ nghèo, cận nghèo, hộ chí thú làm ăn và có đất chăn nuôi (đất làm chuồng, trồng cỏ, có người chăn).