Hà Nam tập huấn TOT phương pháp khuyến nông và kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt

Lớp tập huấn có 30 học viên, gồm cán bộ khuyến nông tỉnh; trạm khuyến nông các huyện Bình Lục, Lý Nhân, Duy Tiên, Thanh Liêm, Kim Bảng, thành phố Phủ Lý và cộng tác viên khuyến nông của các xã, phường, thị trấn trong tỉnh.
Khóa tập huấn đã trang bị cho học viên những kiến thức về cách sử dụng phần mềm MS PowerPoint để thiết kế bài giảng giúp các học viên nâng cao kỹ năng thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử trong tập huấn. Ngoài những kiến thức về phương pháp khuyến nông, học viên của lớp tập huấn còn được học tập kỹ thuật nuôi một số đối tượng thủy đặc sản nước ngọt; bệnh thường gặp trên thủy đặc sản nước ngọt và biện pháp xử lý.
Trong quá trình học tập, các học viên được chia nhóm thảo luận; làm bài tập nhóm và trình bày trước lớp để nâng cao kỹ năng thuyết trình, xử lý tình huống trong tập huấn; đồng thời chia nhóm thực hành đánh giá chất lượng lươn giống, chọn giống tốt, tắm vệ sinh lươn giống đúng kỹ thuật; sử dụng một số thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học trong thủy sản.
Các học viên được tham quan mô hình nuôi chạch đồng tại xã Văn Xá, huyện Kim Bảng, mô hình nuôi lươn tại xã Hoàng Đông, huyện Duy Tiên. Đây là cơ hội để các học viên được học hỏi, trao đổi kinh nghiệm chăn nuôi các đối tượng thủy đặc sản nhằm tạo ra các sản phẩm đặc trưng cho từng vùng, mang lại hiệu quả kinh tế và nâng cao thu nhập cho người nông dân.
Kết thúc khóa học, các học viên tự tin, vận dụng có hiệu quả các kiến thức đã học được vào hoạt động khuyến nông tại địa phương, góp phần phát triển nghề nuôi thủy sản của tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Nhóm nghiên cứu Đặng Quốc Cường, Công ty cổ phần BVTV Delta, Cần Thơ; Trương Thị Nga, khoa môi trường và tài nguyên thiên nhiên, Trường đại học Cần Thơ và Trần Thị Diễm Phúc, Công ty xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Cần Thơ đã nghiên cứu “Hiệu quả sử dụng đất ngập nước trồng lúa để xử lý nước ô nhiễm của ao ươm cá tra”, với mục đích tận dụng lại nguồn dưỡng chất có trong nước thải ao ươm cá tra giống cung cấp cho quá trình phát triển của cây lúa, góp phần hạn chế ô nhiễm nước mặt từ quá trình ươm cá tra giống.

Thực hiện Đề án hỗ trợ phát triển trang trại thủy sản thâm canh cao giai đoạn 2011 - 2015 của tỉnh Bắc Giang, Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT) đang chuẩn bị các điều kiện để xây dựng 3 mô hình nuôi cá thâm canh cao tại 3 huyện: Lạng Giang, Yên Dũng, Hiệp Hòa.

Không khuất phục trước khó khăn, bằng sức trẻ, sự siêng năng cần cù cộng với lợi thế đất đai của gia đình, chị Nguyễn Thị Duyên, 34 tuổi, ở xã Cát Minh – huyện Phù Cát – tỉnh Bình Định đã chịu khó tìm tòi, học hỏi và đã áp dụng thành công mô hình nuôi cá và ba ba, tạo thu nhập đáng kể cho gia đình, được nhiều người mến phục.

Với diện tích thả nuôi năm 2014 gần 603 ha, huyện Tam Nông được xem là “thủ phủ” tôm càng xanh (TCX) tại Đồng Tháp.

Nói đến cá bông lau, người ta nghĩ ngay đến sông Vàm Nao. Đây là đoạn sông lớn nhất nối sông Tiền với sông Hậu, gắn với nhiều câu chuyện huyền bí của dân “bà cậu”. Xem săn cá bông lau, rồi chế biến ngay trên dòng sông Hậu, kết hợp với tự tay hái bắp, bẻ cà, thu hoạch ấu… đang trở thành tour du lịch thú vị với những người yêu sông nước.