Hà Nam tập huấn TOT phương pháp khuyến nông và kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt

Lớp tập huấn có 30 học viên, gồm cán bộ khuyến nông tỉnh; trạm khuyến nông các huyện Bình Lục, Lý Nhân, Duy Tiên, Thanh Liêm, Kim Bảng, thành phố Phủ Lý và cộng tác viên khuyến nông của các xã, phường, thị trấn trong tỉnh.
Khóa tập huấn đã trang bị cho học viên những kiến thức về cách sử dụng phần mềm MS PowerPoint để thiết kế bài giảng giúp các học viên nâng cao kỹ năng thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử trong tập huấn. Ngoài những kiến thức về phương pháp khuyến nông, học viên của lớp tập huấn còn được học tập kỹ thuật nuôi một số đối tượng thủy đặc sản nước ngọt; bệnh thường gặp trên thủy đặc sản nước ngọt và biện pháp xử lý.
Trong quá trình học tập, các học viên được chia nhóm thảo luận; làm bài tập nhóm và trình bày trước lớp để nâng cao kỹ năng thuyết trình, xử lý tình huống trong tập huấn; đồng thời chia nhóm thực hành đánh giá chất lượng lươn giống, chọn giống tốt, tắm vệ sinh lươn giống đúng kỹ thuật; sử dụng một số thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học trong thủy sản.
Các học viên được tham quan mô hình nuôi chạch đồng tại xã Văn Xá, huyện Kim Bảng, mô hình nuôi lươn tại xã Hoàng Đông, huyện Duy Tiên. Đây là cơ hội để các học viên được học hỏi, trao đổi kinh nghiệm chăn nuôi các đối tượng thủy đặc sản nhằm tạo ra các sản phẩm đặc trưng cho từng vùng, mang lại hiệu quả kinh tế và nâng cao thu nhập cho người nông dân.
Kết thúc khóa học, các học viên tự tin, vận dụng có hiệu quả các kiến thức đã học được vào hoạt động khuyến nông tại địa phương, góp phần phát triển nghề nuôi thủy sản của tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), giá tôm nội địa trong tháng 3/2014 có nhiều biến động mà nguyên nhân chính được nhận định là do ảnh hưởng của quyết định sơ bộ thuế chống bán phá giá tôm Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ trong giai đoạn từ 1/2/2012 đến 31/1/2013 (POR8).

Tính đến cuối tháng 3.2014, toàn huyện Trảng Bàng (Tây Ninh) có tổng cộng 2.727 con bò sữa, trong đó có 690 con đang cho sữa. Sản lượng sữa vắt trung bình mỗi ngày là 10.361 kg.

Cây tiêu vốn là loại cây trồng chủ lực của huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị), thời gian gần đây giá tiêu lên cao và giữ ở mức ổn định từ 100.000 - 150.000 đồng/kg.

Năm 2009, một vài hộ dân thôn Lập Định, xã Cam Hòa, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, từ một số diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng khoai sáp. Với diện tích 4 ha ban đầu, đến nay toàn xã đã có 60 ha trồng khoai sáp.

Theo Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT), trong tuần qua, nhiều nơi ở các khu vực Bắc Bộ, miền Trung và Tây Nguyên không có mưa hoặc mưa nhỏ nên đã xảy ra hiện tượng hạn cục bộ.