Hà Lan tiếp tục tăng nhập khẩu cá tra chế biến

Tính đến nửa đầu tháng 9/2015, tổng giá trị XK cá tra sang thị trường Hà Lan đạt 38,66 triệu USD, giảm 8,4% so với cùng kỳ năm trước.
Mặc dù giá trị XK giảm so với cùng kỳ năm trước nhưng Hà Lan vẫn là thị trường tiềm năng và giá tốt tại Châu Âu của các DN XK cá tra Việt Nam.
Đây là thị trường XK lớn nhất các mặt hàng GTGT như: cá tra cuộn cá hồi xiên que tẩm ớt, thơm và cà chua; cá tra phile định hình tẩm bột; cá tra phile tẩm mù tạt, thì là…
Quý 2/2015, giá trị XK cá tra sang thị trường Hà Lan khá tốt, tăng trưởng trung bình từ 1,2 - 15% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, quý 1 và quý 3/2015, giá trị XK lại giảm từ 15 - 19% so với cùng kỳ năm 2014.
Do đó, tổng giá trị XK cá tra trong 3 quý đầu năm 2015 sang thị trường này giảm.
Theo thống kê của ITC, 6 tháng đầu năm 2015, giá trị NK hầu hết các sản phẩm cá thịt trắng, trong đó có cá tra đông lạnh giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, cá cod đông lạnh và cá rô phi giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước, lần lượt 17,8% và 36,3%.
Sự mất giá của đồng EUR và chính sách hạn chế NK để bảo hộ sản xuất trong nội khối khiến cho các DN NK gặp khó khăn. Chính vì lý do đó khiến nhiều nhà NK Hà Lan khó chấp nhận mua cá tra chế biến với giá cao hơn sản phẩm đông lạnh.
Hiện nay, Việt Nam đang là nguồn cung lớn nhất và chiếm tỷ trọng 83 - 84% tổng NK của Hà Lan.
Ngoài Việt Nam, Hà Lan cũng nhập từ một số nước trong nội khối như: Bỉ, Ba Lan và Đức và NK cá tra của Indonesia.
Mặc dù, giá trị XK giảm so với cùng kỳ năm ngoái nhưng dự báo trong năm 2016 XK sang thị trường sẽ tăng trưởng tốt hơn và dự báo nhu cầu NK cá tra chế biến của khách hàng Hà Lan sẽ tăng cao hơn so với năm 2015.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, mô hình nuôi bò là một trong những mô hình làm ăn có hiệu quả của nhiều bà con nông dân xã Đăng Hưng Phước (Chợ Gạo - Tiền Giang).

Đó là khẳng định của ông Ngô Minh Hùng - Phó giám đốc Sở Công Thương Bình Thuận khi trao đổi với phóng viên về việc có hay không tình trạng ùn tắc giao dịch thanh long tại cửa khẩu trong những ngày qua…

Nhiều năm liền, anh Nguyễn Văn Thạo ở ấp Mỹ Thạnh B, xã Long Tiên (Tiền Giang) chủ động xử lý sầu riêng ra hoa trái vụ, khắc phục tình trạng "được mùa, rớt giá", góp phần nâng cao mức sống gia đình.

Số lượng nuôi ước tính khoảng 700 con nhím, 1.100 con lợn rừng, 50 con dúi, 15 con hươu sao, tập trung ở xã Đồng Tâm, An Bình, thị trấn Chi Nê (Hòa Bình). Trong đó nuôi lợn rừng, nhím mang lại hiệu quả kinh tế cao và đang được người dân quan tâm nhân đàn, phát triển ra diện rộng.

Năm nay là năm thứ 3, nông dân ở các xã vùng ngập mặn ven biển huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh như Trường Long Hòa, Hiệp Thạnh, Long Hữu, Long Vĩnh, Long Khánh thu được lợi nhuận cao từ mô hình kết hợp nuôi tôm sú với cua biển. Bình quân mỗi hécta kết hợp nuôi tôm sú với cua biển, nông dân có thu nhập từ 35 - 40 triệu đồng.