Gừng giảm giá hơn 50% so với năm trước

Tại nhiều tỉnh ĐBSCL, như: Kiên Giang, Hậu Giang, An Giang… hiện gừng tươi sạch bệnh nông dân bán cho thương lái chỉ ở mức 13.000 - 16.000 đồng/kg.
Đối với các đám gừng có dấu hiệu nhiễm bệnh (củ dễ bị úng hư) thương lái chỉ thu mua 6.000 - 8.000 đồng/kg.
Theo nhiều nhà vườn trồng gừng, với giá bán hiện tại nhiều nhà vườn đã bị lỗ vốn nặng vì phải mua gừng giống với giá cao gấp nhiều lần hiện nay.
Giá gừng của nhà vườn ĐBSCL giảm mạnh được cho là do năm nay thời tiết thất thường và nhiều nhà vườn trồng gừng bón thừa phân đạm nên củ gừng dễ bị hư úng.
Hơn nữa, gần đây gừng của nhà vườn tại ĐBSCL chủ yếu thu hoạch còn non, củ gừng cũng dễ hư úng nên tiểu thương ngại kinh doanh và người tiêu dùng hạn chế mua.
Thay vào đó các loại gừng từ địa phương khác, nhất là gừng Đà Lạt cũng được mua bán nhiều trên thị trường.
Gừng Đà Lạt có giá bán lẻ tại nhiều chợ và siêu thị TP Cần Thơ và các tỉnh ĐBSCL vẫn ở mức khá cao, với 50.000 - 52.000 đồng/kg.
Trong khi đó, giá bán lẻ gừng của nhà vườn địa phương trên thị trường chỉ phổ biến từ 20.000 - 25.000 đồng/kg.
Giới kinh doanh nhận định, tới đây giá gừng của nhà vườn tại ĐBSCL sẽ có cải thiện nhờ chất lượng gừng được nâng cao do củ gừng già đúng độ thu hoạch và nhu cầu tiêu thụ gừng tăng trong những tháng cuối năm.
Có thể bạn quan tâm

Hình ảnh những chiếc máy xới, gặt đập liên hợp (GĐLH) hoạt động hối hả ngoài ruộng vào giai đoạn làm đất, thu hoạch rộ; cùng câu chuyện chế tạo ra nhiều loại máy móc từ thực tiễn sản xuất của nông dân để phục vụ công việc đồng áng nói chung, như đã gián tiếp khẳng định một bước tiến mới của tiến trình cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp ở Hậu Giang vào giai đoạn hiện nay.

Nuôi cua xanh kết hợp tôm sú là một mô hình nuôi mang lại hiệu quả và đang được người dân ven biển ở TX Sông Cầu nhân rộng. Mô hình này vốn đầu tư ít, cua có thể ăn thức ăn thừa trong ao nên giúp cải tạo môi trường đáy ao, ít đầu tư về thời gian và công chăm sóc, không sử dụng thuốc nhiều như nuôi tôm chuyên canh.

Nhiều năm nay, người dân xã Thiệu Đô (huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa) quen với hình ảnh ông Nguyễn Hữu Hùng - Chủ tịch Hội nông dân (ND) xã cần mẫn như con ong chăm chỉ dạy nghề cho ND, vận động quỹ khuyến học…

Mặc dù an ninh lương thực vẫn đang là vấn đề toàn cầu, nhưng thời “tích cốc, phòng cơ” đã qua. Vựa lúa không phải là mục tiêu ưu tiên mà phải chuyển từ trồng lúa để ăn sang trồng lúa để bán, từ “chén cơm đầy” sang “chén cơm ngon”, thương mại hóa ngành lúa gạo, cải thiện sinh kế, nâng cao thu nhập cư dân nông thôn.

Sau hàng loạt nông sản như dưa hấu, khoai mì… bị dội chợ do gặp trở ngại từ thị trường Trung Quốc, nay đến lượt người trồng ớt, chuối… lao đao