Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Gừng Được Giá

Gừng Được Giá
Ngày đăng: 24/09/2014

Đồng bào dân tộc Mông ở các xã Na Ngoi, Huồi Tụ, Nậm Cắn, Tây Sơn… của huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) đang rất phấn khởi, bởi gừng tươi được giá, lại rất dễ tiêu thụ.

Gừng Kỳ Sơn được trồng ở vùng núi cao, khí hậu lạnh, không sử dụng thuốc BTTV cũng như các loại phân bón hóa học nên chất lượng rất tốt, hàm lượng tinh dầu cao. Gừng trở thành cây xóa đói giảm nghèo ở các xã vùng cao.

Hiện toàn huyện có khoảng 375 ha gừng. Trước đây do đầu ra không ổn định, giá cả bấp bênh nên diện tích gừng lên xuống theo từng năm. Bằng nhiều nỗ lực của các ngành chức năng trong huyện, tỉnh, cộng với "cái tiếng gừng Kỳ Sơn", nên đầu ra củ gừng có nhiều thuận lợi. 

Tín hiệu tích cực đầu tiên phải kể là HTX Dịch vụ Nông nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp Hương Sơn (có trụ sở tại thị trấn Mường Xén) đã đầu tư thêm nhiều máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho việc chế biến sản phẩm gừng tươi; đồng thời cam kết thu mua với giá cả hợp lý cho bà con. Bên cạnh đó, HTX còn liên kết thành công với các đối tác để xuất khẩu gừng ra nước ngoài.

Thời điểm này đang là cuối vụ thu hoạch gừng cũ, nguồn hàng không dồi dào nhưng gừng tươi loại 1 (bán tại trung tâm thị trấn Mường Xén) vẫn rất đắt, lên đến 35.000 đ/kg, chất lượng xấu hơn giá trên dưới 30.000 đ/kg.

Tuy gừng đang được giá, song quan điểm của huyện Kỳ Sơn là không phát triển ồ ạt, dẫn tới cung vượt cầu thì giá gừng lại rơi vào vết xe đổ như những năm trước đây.

Theo ghi nhận của PV, phải gần 2 tháng nữa, huyện Kỳ Sơn mới bước vào mùa thu hoạch gừng mới, nhưng ngay từ lúc này không khí đã nhộn nhịp lạ thường. Rất nhiều DN, thương lái đã đổ về đây để thống nhất trước giá cả và đặt tiền cọc mua gừng vụ tới.

HTX Dịch vụ Nông nghiệp- Tiểu thủ công nghiệp Hương Sơn đang mua gừng thu hoạch muộn với giá 34.000 đ/kg. Theo nhiều người trồng gừng, với giá này ai còn nhiều gừng bán thì thắng to.

“Gia đình tôi vừa thu hoạch lứa gừng còn sót được chừng nửa tấn, cánh thương lái đến mua ngay tại rẫy, tôi thu tổng cộng gần 15 triệu đồng. Cây gừng đang có giá nhưng không còn mà bán, tiếc lắm chú ạ! Có thể năm tới nhiều khả năng gia đình tôi sẽ mở rộng thêm diện tích trồng gừng”, ông Lầu Tồng Sùa (trú tại bản Tổng Khư, xã Na Ngoi) phấn khởi nói.

Theo ông Nguyễn Văn Luân - Chủ nhiệm HTX Dịch vụ Nông nghiệp- Tiểu thủ công nghiệp Hương Sơn, thời điểm trung tuần tháng 9, cây gừng ở Kỳ Sơn luôn được giá, nhưng ở mức cao như năm nay thì chưa từng có tiền lệ. Nếu không có biến động thì năm nay các hộ trồng gừng sẽ thắng lớn.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu quả mô hình trồng lúa bằng sữa tươi Hiệu quả mô hình trồng lúa bằng sữa tươi

Mô canh tác lúa của của ông Dương Xuân Quả (Năm Nhã) cả vụ chỉ sử dụng sữa tươi, hột gà và phân lân Địa Long phun cho lúa.

04/12/2020
Thu nhập tiền triệu mỗi ngày nhờ nuôi ruồi lính đen Thu nhập tiền triệu mỗi ngày nhờ nuôi ruồi lính đen

Với kỹ thuật chăn nuôi đơn giản, tiết kiệm chi phí, ruồi lính đen có nhiều lợi ích đối với môi trường, bảo đảm an toàn với vật nuôi và sức khoẻ con người.

07/12/2020
Hiệu quả từ mô hình nuôi sò huyết trong vuông tôm Hiệu quả từ mô hình nuôi sò huyết trong vuông tôm

Với ưu điểm dễ nuôi, đầu ra ổn định, nhiều hộ dân đang lựa chọn sò huyết để nuôi trong vuông tôm thay vì nuôi tôm, cua theo truyền thống

11/12/2020
Trồng chanh tứ mùa thu ổn định hàng trăm triệu đồng Trồng chanh tứ mùa thu ổn định hàng trăm triệu đồng

Khi cây cam đang phải đối diện với bài toán tiêu thụ do diện tích trồng quá lớn, nhiều hộ dân ở Tuyên Quang lựa chọn trồng chanh tứ mùa để phát triển kinh tế.

14/12/2020
Nuôi cá hồi, cá tầm trên đỉnh Pù Rinh Nuôi cá hồi, cá tầm trên đỉnh Pù Rinh

Chọn được dòng suối trên đỉnh Pù Rinh, ông Sâm thực hiện dự án nuôi cá hồi, cá tầm. Ông là người duy nhất tại tỉnh Thanh Hóa nuôi thành công giống cá này.

15/12/2020