Greenpeace Kêu Gọi Các Siêu Thị Của Canada Bảo Vệ Đại Dương

Báo cáo của Tổ chức Greenpeace về tính bền vững của thủy sản trong các siêu thị của Canada đã kêu gọi các nhà bán lẻ phải hành động nhiều hơn nữa để bảo vệ các đại dương.
Báo cáo này hoan nghênh các siêu thị trong việc định hướng tiêu dùng các sản phẩm thủy sản bền vững và còn khuyến khích họ thực hiện các bước tiếp theo và hỗ trợ việc tạo ra các khu bảo tồn trên đại dương.
Báo cáo năm 2014 với tiêu đề Bảo vệ Đại dương của chúng ta là bảo vệ công việc kinh doanh của mọi người, cho thấy việc bảo vệ biển chính là những gì mà người tiêu dùng muốn.
Một cuộc thăm dò hồi đầu năm nay được thực hiện bởi Greenpeace Canada và Stratcom cho thấy 78% người dân Canada muốn ít nhất 10% các đại dương được bảo vệ tối da dưới hình thức khu bảo tồn biển hoặc hình thức khác. 94% người dân Canada muốn bảo tồn một phần hay toàn bộ khu vực biển.
Greenpeace cho biết hiện chỉ có dưới 3% diện tích các đại dương trên thế giới được bảo vệ, tại các khu vực biển của Canada con số này giảm xuống còn dưới 1%.
Tổ chức này tuyên bố hoạt động bảo vệ biển của Canada thua xa các quốc giá khác, và chính phủ liên bang vẫn chưa thực hiện tiến trình tiến tới mục tiêu bảo vệ 10% khu vực biển và ven biển vào năm 2020 theo cam kết vào về Công ước của Liên hợp quốc về đa dạng sinh học.
Các nhà lãnh đạo tại các quốc gia khác đã được nghe cảnh bảo về sự cần thiết phải bảo vệ đại dương tại cuộc họp của Ủy ban Đại Dương Toàn cầu hồi tuần trước. Và gần đây Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, các nhà lãnh đạo thế giới đã nhóm họp tại Washington DC để tham dự Hội nghị Đại dương của Chúng ta, để thảo luận về nhu cầu bảo vệ các đại dương. Ngay sau đó, Tổng thống Obama đã tuyên bố rằng ông sẽ tạo ra khu bảo tồn biển lớn nhất thế giới.
Hiện Greenpeace đang vận động hình thành một mạng lưới toàn cầu về các khu bảo tồn đại dương bao phủ 40 phần trăm của các đại dương trên thế giới cho phép đa dạng sinh học biển được phục hồi và thích ứng với các mối đe dọa như biến đổi khí hậu.
Có thể bạn quan tâm

Phong trào nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi ở huyện Thới Bình (Cà Mau) những năm qua luôn được duy trì và phát triển tốt, trở thành tâm điểm trong đời sống kinh tế - xã hội nông thôn, thu hút hàng ngàn hộ nông dân tham gia. Trong đó, hội viên nông dân Trương Văn Phương, ấp Hà Phúc Ứng, xã Biển Bạch, huyện Thới Bình, là một điển hình.

Năm 2013, hộ ông Nguyễn Văn Ái ở ấp Gò Sầm, xã Láng Dài, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã được Trung tâm Khuyến nông tỉnh chọn để thực hiện mô hình nuôi ghép cá thát lát còm với cá chép V1 trên diện tích 1.000m2.

Năm 2013, tổng sản lượng thủy sản ước đạt 5.300 tấn, trong đó, sản lượng khai thác 1.450 tấn, sản lượng nuôi trồng 3.850 tấn. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành thủy sản ước đạt 8,24%, giá trị thu nhập/ha nuôi trồng thủy sản ước đạt 75 triệu đồng.

Tốt nghiệp cử nhân kinh tế nhưng Vương Đình Hiếu và Mai Thị Lê (đều sinh năm 1990) không nộp đơn xin việc làm với chuyên ngành đã học mà lập trại nuôi thỏ tại xã Bình Nam (Thăng Bình - Quảng Nam).

Thời tiết bất thường, dịch bệnh hay xảy ra trên đàn gia súc, gia cầm nên nhiều hộ chăn nuôi trong tỉnh Đồng Nai phải dùng thuốc kháng sinh để phòng trị bệnh. Đây chỉ là giải pháp tạm thời không được khuyến khích.