Góp Phần Thực Hiện Tiêu Chí Môi Trường

Hội Nông dân (HND) xã Tam Quan Nam (huyện Hoài Nhơn) là một trong những điển hình của địa phương trong công tác bảo vệ môi trường (BVMT), góp phần thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới (XDNTM).
Xã Tam Quan Nam là địa phương XDNTM đến năm 2020, song đến cuối năm 2013 xã đã đạt được 11/19 tiêu chí, đặc biệt trong đó có tiêu chí số 17 về môi trường. Để đạt được tiêu chí này, có vai trò tích cực của Hội Nông dân xã và hội viên nông dân (HVND) toàn xã.
Ông Nguyễn Trọng Tốt, Chủ tịch HND xã Tam Quan Nam, cho biết: Để góp phần cùng với các tổ chức đoàn thể thực hiện tiêu chí số 17 về môi trường, Hội đã xác định công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức BVMT cho cán bộ, HVND phải đi trước một bước.
Hội còn tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng và những kiến nghị của bà con trước thực trạng ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sản xuất, sinh hoạt để xây dựng các kế hoạch tuyên truyền vận động phù hợp.
Bắt đầu từ năm 2011, HND xã đã phát động triển khai xây dựng mô hình “Nông dân xã Tam Quan Nam chung tay BVMT” tại thôn Trung Hóa.
Vận động HVND đóng góp tiền, ngày công mua vật liệu đúc 20 bi bê tông đựng rác thải đặt tại cánh đồng của thôn để thu gom các chai lọ, bao bì thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), hạn chế được việc vứt bỏ vỏ bao bì, chai lọ thuốc BVTV tùy tiện, bừa bãi. Năm 2012, Hội tiếp tục nhân rộng mô hình này ra 6 thôn còn lại.
Đến nay, trên khắp cánh đồng của xã đã được bố trí 160 bi chứa rác với tổng kinh phí xây dựng gần 50 triệu đồng từ nguồn hỗ trợ của ngân sách xã, HND huyện, và HVND trong xã đóng góp.
Cùng với việc vận động xây dựng bi rác trên đồng ruộng, Hội phát động toàn thể cán bộ hội và gia đình hội viên gương mẫu xây dựng mỗi hộ 1 hố rác kiên cố; đến cuối năm 2013 toàn xã đã có 90% hộ có hố rác gia đình. Hội còn phát động và phân công 7 chi hội nông dân tại các thôn đảm nhận quản lý 1 tuyến đường tự quản về vệ sinh môi trường.
Để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, được Trạm Khuyến nông huyện Hoài Nhơn chuyển giao mô hình nuôi heo trên nền đệm lót sinh học, Hội đã vận động 10 hộ tham gia. Qua gần một năm thực hiện đã hạn chế được tình trạng này.
Ngoài ra, HND xã còn phối hợp có hiệu quả với các ban ngành, đoàn thể địa phương vận động HVND tự nguyện hiến 21.886 m2 đất, tham gia 3.202 ngày công, đóng góp 3,5 tỉ đồng để mở rộng mặt bằng và bê tông hóa 13,5 km đường giao thông liên thôn; xây dựng 2,5 km kênh mương; xây dựng 4 nhà văn hóa thôn; mở rộng, cứng hóa 2,8 km đường nội đồng. Đây chính là động lực mạnh mẽ, tạo nền tảng giúp địa phương sớm thực hiện hoàn thành các tiêu chí NTM.
Có thể bạn quan tâm

Thực tế cây cao su được cảnh báo là khó tính, là loại cây “công chúa” khi đòi hỏi những điều kiện về tầng đất dày 60-70cm, độ dốc không quá 30%, độ cao không quá 600 mét.

Trên địa bàn Ngã Năm hiện có 17 cánh đồng mẫu với tổng diện tích trên 2.000 ha được đầu tư trạm bơm điện và đê bao khép kín, UBND thị xã cũng tìm doanh nghiệp bao tiêu và ngành nông nghiệp đã tổ chức tập huấn kỹ thuật sản xuất cho nông dân. Bên cạnh đó, Ban quản lí các cánh đồng này cũng tổ chức họp bà con thông báo tình hình bơm nước, chọn giống, vệ sinh đồng ruộng.

Anh Nguyễn Văn Khang ở xã Đắk Búk So (Tuy Đức), một nông dân trồng khoai lang cho biết: “Tỉnh có nhiều vùng đất trồng được khoai lang, nhất là khoai lang Nhật Bản cho năng suất, chất lượng cao. Chỉ tính riêng ở xã Đắk Búk So, nhiều gia đình có từ 1-3 ha trồng khoai lang, có những hộ còn thuê đất, mua đất trồng tới hàng chục ha.

Vụ lúa đông xuân 2014-2015 bà con nông dân Sóc Trăng đã gieo sạ hơn 90.000 ha, chủ yếu ở giai đoạn mạ và đẻ nhánh, một phần chuyển sang làm đòng. Theo ghi nhận của chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, trong tuần qua diện tích lúa bị nhiễm sâu bệnh có chiều hướng gia tăng.

Công ty Chế biến xuất nhập khẩu thủy sản Tân Phong Phú (huyện Hòa Bình, Bạc Liêu) cho biết, gần 1 tháng nay, giá tôm nguyên liệu đã tăng trở lại. Song, sản lượng thu mua tôm nguyên liệu trong tháng 6/2014 giảm 50% so với tháng trước, do đây là thời điểm thu hoạch tôm cuối vụ 1 trong năm.